Tình hình tiêu thụ gạo Nếp Phú Tân

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.3.3. Tình hình tiêu thụ gạo Nếp Phú Tân

Kênh cung ứng và phân phối sản phẩm gạo Nếp từ nông dân đến người tiêu thụ thông qua 02 kênh chính: kênh xuất khẩu và kênh nội địa.

- Kênh xuất khẩu: Nông dân (HTX, THT) → thương lái → công ty lương thực → xuất khẩu.

Thương lái thu gom lúa Nếp từ nông dân hoặc HTX, THT sau đó bán lại cho công ty lương thực. Trong thực tế, các công ty lương thực (đặc biệt công ty ngoài tỉnh như: Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang,…) không có nhân viên trực tiếp đến thu mua sản phẩm của nông dân. Các công ty này sử dụng hệ thống thương lái địa phương để thu gom lúa Nếp, sau đó chế biến rồi xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bên cạnh hệ thống lò sấy, nhà máy xay xát, lau bóng thuộc công ty lương thực hoặc công ty lương thực cũng có hợp đồng với các cơ sở lò sấy, doanh nghiệp CBKD ngoài để thực hiện dịch vụ sơ chế hoặc chế biến gạo Nếp thành phẩm. Thị phần xuất khẩu chính của gạo Nếp Phú Tân là Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Philipine và một số quốc gia khác theo đường chính và tiểu ngạch, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn tổng lượng gạo Nếp tiêu thụ xuất khẩu. Trong kênh tiêu thụ này, các công ty lương thực ngoài tỉnh đóng vai trò rất quan trọng và có tỷ trọng tham gia chiếm ưu thế trong chuỗi.

- Kênh nội địa: Nông dân (HTX, THT) → thương lái → lò sấy, doanh nghiệp CBKD → đại lý, tiểu thương bán lẻ → người tiêu dùng.

Đối với kênh nội địa, thương lái thu mua sản lượng lúa Nếp trực tiếp từ nông dân hoặc HTX, THT sau đó bán cho lò sấy, doanh nghiệp CBKD, từ đây, lò sấy, doanh nghiệp CBKD cung ứng cho đại lý, tiểu thương bán lẻ. Sau đó, đại lý, tiểu thương bán lẻ cung cấp sản phẩm gạo Nếp đến người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)