Đầu tư về tài chính và nhân sự cho xây dựng và phát triển thương

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 112 - 113)

8. Kết cấu của đề tài

3.3.5.7. Đầu tư về tài chính và nhân sự cho xây dựng và phát triển thương

tiêu dùng, cũng như có tác động đến chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm của các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, huyện. Để thực hiện được điều đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin, tuyên truyền và giáo dục, khắc phục tư duy cũ cho rằng thương hiệu không quan trọng, coi sản phẩm không cần thương hiệu; từ đó không chú ý đến tạo dựng thương hiệu; xác định việc xây dựng và phát triển thương hiệu là sự nghiệp của mọi thành viên trong doanh nghiệp CBKD.

Nên so sánh sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu để thấy được lợi ích mà thương hiệu mang lại, những khó khăn bất lợi của sản phẩm không có thương hiệu khi tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

3.3.5.7. Đầu tư về tài chính và nhân sự cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thương hiệu sản phẩm

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh có tên tuổi và thương hiệu nổi tiếng đều là những đơn vị có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về công tác nghiên cứu thị trường tiếp thị, quảng bá cho thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, các HTX, doanh nghiệp CBKD phải lập ban hoặc bộ phận chuyên môn về công tác này, đồng thời có sự đầu tư thích đáng. Lựa chọn những người có trình độ, đã qua huấn luyện về nghiệp vụ, có hiểu biết, có năng lực, có nhiệt tình và có kinh nghiệm về văn hóa xây dựng thương hiệu.

Cần có chính sách khuyến khích những người có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến để tập huấn, truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các HTX, trong đó ưu tiên triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng cán bộ HTX tham gia mô hình liên kết với

101

doanh nghiệp; thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy nhanh quá trình liên kết và mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn”.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)