Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 109)

8. Kết cấu của đề tài

3.3.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân

3.3.5.1. Giải pháp vế quy hoạch phát triển sản xuất

Hiện nay, các hộ nông dân trồng lúa Nếp ở huyện Phú Tân đang trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, vẫn theo quy mô hộ gia đình, mạnh ai nấy làm, giống chưa được kiểm soát, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Do đó, chính quyền địa phương cần thực hiện quy hoạch sản xuất dựa trên nghiên cứu điều tra khảo sát thực địa và chú ý đến một số vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương, lập đề án xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới trong sản xuất lúa Nếp.

98

trung theo mô hình “Cánh đồng lớn” để cung cấp sản lượng nguyên liệu ổn định, kiểm soát chất lượng cho các doanh nghiệp chế biến gạo Nếp.

- Quy hoạch các cụm, khu công nghiệp để tập trung các doanh nghiệp CBKD gạo Nếp. Khi phát triển các cụm, khu công nghiệp phải xa khu dân cư, gắn với bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư.

3.3.5.2. Giải pháp hỗ trợ về thị trường

Sản xuất đi đôi với tiêu thụ, do đó, thị trường tiêu thụ đóng vai trò sống còn đối với các doanh nghiệp CBKD. Trong thời gian tới, chính sách hỗ trợ về thị trường cần tập trung vào những vấn đề chính sau đây:

- Tiếp tục cũng cố các thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, tăng cường công tác xúc tiến thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu; tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm đặc sản địa phương, liên kết mở các quầy giới thiệu và bán sản phẩm tại các điểm tham quan, khu du lịch trong và ngoài tỉnh An Giang, các trung tâm thương mại dịch vụ. Định kỳ, tổ chức các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm mới và hỗ trợ đổi mới thiết bị và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến.

- Xây dựng mối liên kết “bốn nhà”: Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ nông dân liên kết với các nhà để sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa.

- Xây dựng mạng lưới các đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm gạo Nếp Phú Tân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Mở rộng mạng lưới chợ nông thôn ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Tân và khu vực lân cận, vừa giúp tiêu thụ sản phẩm, vừa giúp người tiêu dùng gần xa biết đến thương hiệu gạo Nếp của huyện Phú Tân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm.

3.3.5.3. Giải pháp về hỗ trợ vốn

Vốn đóng vai trò quan trọng, là vấn đề khó khăn nhất đối với các hộ nông dân sản xuất đến các HTX, doanh nghiệp CBKD. Phải có vốn mới có thể đổi mới

99

trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến, phục vụ công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm. Do đó, giải pháp hỗ trợ vốn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các hộ nông dân và doanh nghiệp. Giải pháp hỗ trợ vốn của Chính quyền các cấp trong thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề chính sau đây:

- Cần khuyến khích cho vay ưu đãi đối với những hộ sản xuất, những doanh nghiệp CBKD có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh cao, có xu hướng phát triển tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển KT – XH của địa phương và đang trong quá trình thiếu vốn, phục vụ đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn một cách linh hoạt nhằm khai thác tốt các nguồn vốn nội lực trong dân và các doanh nghiệp trên địa bàn cho việc đầu tư phát triển sản xuất, chế biến. Đồng thời, tranh thủ tối đa các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ từ cấp trên, vốn ngân sách cần tập trung cho đầu tư phát triển để đầu tư cho các cơ sở phát triển sản xuất, chế biến.

3.3.5.4. Giải pháp về đào tạo

Cần có phương hướng và biện pháp đào tạo nguồn lao động không chỉ đủ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật sản xuất và chế biến sản phẩm, kiến thức quản lý cho các doanh nghiệp CBKD, tổ chức tốt công tác đào tạo kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ của người lao động nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Mặt khác, các Sở, ngành tỉnh liên quan nên có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng về nâng cao năng lực quản lý, văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và thị trường, luật kinh doanh, luật sở hữu trí tuệ,…

3.3.5.5. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người nông dân sản xuất nông nghiệp gắn với sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng tiêu chuẩn cho phép không gây hại ô nhiễm đến môi trường nước, bảo vệ môi trường đất bằng các biện pháp luân canh, thâm canh, xen

100

vụ, kế hoạch xuống giống tuân thủ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các hoạt động CBKD có nguy cơ cao gây hại đến môi trường sinh thái (môi trường đất, nước, không khí).

3.3.5.6. Nâng cao nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp CBKD gạo Nếp của huyện Phú Tân gạo Nếp của huyện Phú Tân

Các doanh nghiệp là đơn vị tự chủ, họ có quyền quyết định mọi kế hoạch hay chiến lược kinh doanh của mình, do đó, nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu sẽ có vai trò lớn đối với việc quảng bá thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, cũng như có tác động đến chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm của các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, huyện. Để thực hiện được điều đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin, tuyên truyền và giáo dục, khắc phục tư duy cũ cho rằng thương hiệu không quan trọng, coi sản phẩm không cần thương hiệu; từ đó không chú ý đến tạo dựng thương hiệu; xác định việc xây dựng và phát triển thương hiệu là sự nghiệp của mọi thành viên trong doanh nghiệp CBKD.

Nên so sánh sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu để thấy được lợi ích mà thương hiệu mang lại, những khó khăn bất lợi của sản phẩm không có thương hiệu khi tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

3.3.5.7. Đầu tư về tài chính và nhân sự cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thương hiệu sản phẩm

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh có tên tuổi và thương hiệu nổi tiếng đều là những đơn vị có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về công tác nghiên cứu thị trường tiếp thị, quảng bá cho thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, các HTX, doanh nghiệp CBKD phải lập ban hoặc bộ phận chuyên môn về công tác này, đồng thời có sự đầu tư thích đáng. Lựa chọn những người có trình độ, đã qua huấn luyện về nghiệp vụ, có hiểu biết, có năng lực, có nhiệt tình và có kinh nghiệm về văn hóa xây dựng thương hiệu.

Cần có chính sách khuyến khích những người có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến để tập huấn, truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các HTX, trong đó ưu tiên triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng cán bộ HTX tham gia mô hình liên kết với

101

doanh nghiệp; thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy nhanh quá trình liên kết và mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn”.

3.3.5.8. Nâng cao vai trò của Nhà nước trong xây dựng và phát triển thương hiệu thương hiệu

Nhà nước cần có chương trình tổng thể nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và bảo hộ thương hiệu, quảng bá và phát triển thương hiệu. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như: khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng thương hiệu; tháo gỡ những tồn tại trong việc đầu tư cho thương hiệu; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký thương hiệu nhanh chóng; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin; tư vấn cho các doanh nghiệp trong xây dựng và quảng bá thương hiệu; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu thương hiệu; có chính sách bảo vệ hình ảnh đất nước con người, sản phẩm hàng hóa Việt Nam thông qua thương hiệu sản phẩm.

Tóm lại, các giải pháp hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Nếp của huyện Phú Tân là một hệ thống có tính đồng bộ, nhưng trong từng giai đoạn phát triển, tùy theo hiện trạng và đặc điểm sản xuất, chế biến của từng đơn vị cần nhấn mạnh một số giải pháp quan trọng để tạo đà cho phát triển thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, trong từng giai đoạn khác nhau của từng đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh cần có những giải pháp thích ứng, cụ thể. Do đó, giải pháp hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân cần xuất phát từ thực tế sản xuất và sự quan tâm đặc biệt của các Sở, ngành có liên quan của tỉnh và huyện.

102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Thương hiệu sẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước về một thương hiệu sản phẩm uy tín mà căn bản hơn, sự ủng hộ của thị trường dành cho sản phẩm này sẽ làm thay đổi thói quen chưa tốt trong tiêu thụ và sử dụng của rất nhiều người tiêu dùng: từ chỗ mua sản phẩm bao bì, đóng gói không có nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến chất lượng không ổn định, chuyển sang việc mua sản phẩm có thương hiệu, đóng gói chuyên nghiệp để có thể yên tâm về các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc tính sản phẩm theo những nhu cầu riêng của mỗi người tiêu dùng. Thêm vào đó, việc đóng gói sản phẩm trong những bao bì chuyên nghiệp, tiện dụng, đẹp mắt và đầy đủ thông tin sẽ giúp cho bất kỳ người tiêu dùng nào cũng có thể dễ dàng tìm mua được đúng loại sản phẩm mình ưa thích. Đó cũng là xu hướng tiêu dùng mới, không chỉ ăn no, ăn ngon mà còn có nhiều thời gian hơn để tận hưởng và chia sẻ niềm vui với những người thân yêu của mình, nhất là khi cuộc sống ngày càng trở nên tất bật. Vì vậy, một loại sản phẩm có thể đảm bảo chế biến ra những món ăn ngon, bổ dưỡng cũng chính là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình.

Nhìn về phía trước, xây dựng một thương hiệu sản phẩm đủ mạnh tại thị trường nội địa cũng là một bước đi cần thiết trước khi nghĩ đến việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và sản phẩm có thương hiệu mang lại nhiều lợi ích, giá trị cao hơn so với sản phẩm chưa có thương hiệu. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Phát triển thương hiệu gạo Nếp của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nghề trồng lúa Nếp đã có từ rất lâu trên địa bàn huyện Phú Tân. Với bề dày kinh nghiệm của người nông dân và chính sách nông nghiệp mới của huyện, cùng với các nhà khoa học, kỹ sư ở các trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống, các trường Đại học nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa Nếp phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của huyện Phú Tân nên đã trồng ra những hạt lúa Nếp

103

có chất lượng, qua các quy trình chế biến được những hạt gạo Nếp có phẩm chất hạt gạo dài (6 – 7 mm), màu trắng đục, khi cắn hạt có độ cứng, hạt gạo Nếp không bị gãy nhiều, khi nấu chín có độ dẻo, mùi thơm và vị ngọt đặc trưng. Vì vậy, có thể nói gạo Nếp Phú Tân là sản phẩm có thương hiệu đặc sản của địa phương. Hiện nay, gạo Nếp Phú Tân đã trở thành hàng hóa được bán ở nhiều nơi và được nhiều người biết đến, với sản lượng gạo Nếp năm 2017 đạt được trên 381 nghìn tấn. Tuy nhiên, sản phẩm gạo Nếp có mặt trên thị trường dưới dạng không có bao bì, nhãn mác, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, lợi nhuận của người sản xuất và kinh doanh thu được chưa tương xứng với mức đầu tư và chỉ đạt ở mức “lấy công làm lãi”, khả năng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh còn hạn chế.

- Thương hiệu là yếu tố vô hình, tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng và có vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Thương hiệu chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Việc này bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ các doanh nghiệp, nguyên nhân thiếu vốn đầu tư và chưa nhận thức hết vai trò quan trọng của thương hiệu là hai nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó, mặc dù huyện Phú Tân đã quan tâm đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất và chế biến nông sản về quy hoạch, vốn, đào tạo,... nhưng sự hỗ trợ đó thiếu thường xuyên và hiệu quả chưa cao, nhất là trong vấn đề xây dựng thương hiệu.

- Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân, các doanh nghiệp CBKD còn gặp một số khó khăn nhất định như: thiếu vốn, thiếu hiểu biết về quy trình đăng ký thương hiệu, trình độ quản lý còn hạn chế, thông tin thị trường và việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm còn thiếu và yếu. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm là việc làm lâu dài, gặp nhiều khó khăn, rủi ro cao và thất bại lớn. Vì vậy, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước về cơ chế, chính sách là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.

104

- Tiềm năng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo Nếp của huyện Phú Tân là khá lớn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì thương hiệu chính là tấm thẻ thông hành để gạo Nếp Phú Tân có thể tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ sở phân tích thực trạng về việc phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân, đề tài đã đưa ra chiến lược phát triển và các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần lựa chọn những giải pháp phù hợp và mang tính đồng bộ. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức, các nhà đầu tư, tài trợ và các trung tâm,... để đưa ra được các chính sách hỗ trợ, xúc tiến cụ thể, phù hợp với quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm.

- Một trong những mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển KT - XH của

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)