Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm gạo Nếp Phú Tân

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 59 - 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.3.2. Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm gạo Nếp Phú Tân

Nguồn: (Nguyễn Hồng Tín, 2016)

Sơ đồ 2. 1: Chuỗi cung ứng sản phẩm gạo Nếp Phú Tân

- Vật liệu, dịch vụ đầu vào: Tác nhân này bao gồm nhà cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào. Phần lớn tác nhân điều tọa lạc tại huyện Phú Tân, rất thuận lợi cho việc cung ứng nguyên vật liệu và các dịch vụ sản xuất lúa Nếp cho

48 nông dân.

- Nông dân – HTX, THT sản xuất lúa Nếp: Ở huyện Phú Tân, có nhiều hình thức hợp tác, tổ chức sản xuất như: tổ nông dân, HTX, THT. Tuy nhiên, có một số nông dân sản xuất cá thể, không tham gia các tổ chức trên. Đối với HTX, THT, nông dân là xã viên của HTX, THT. Dưới HTX, THT là các tổ bao gồm một số nông dân có điều kiện canh tác (quản lý nước) giống nhau. Tổ được điều hành bởi lãnh đạo tổ theo kế hoạch chung HTX, THT được vận hành dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc HTX, tổ trưởng THT và có định hướng của chính quyền địa phương.

- Thương lái: Tác nhân thu gom lúa Nếp trực tiếp từ nông dân, HTX, THT hoặc thông qua người trung gian ở địa phương sau đó bán lại cho doanh nghiệp CBKD hoặc công ty lương thực. Thương lái cũng phối hợp với người trung gian ở địa phương tổ chức thu gom lúa Nếp cho công ty của mình, lúc này chức năng tham gia chuỗi của thương lái và người trung gian ở địa phương như là một tổ chức trung gian thu gom lúa Nếp, nguồn vốn đầu tư được cung cấp từ công ty, doanh nghiệp CBKD.

- Cơ sở lò sấy, doanh nghiệp CBKD: Có hai hình thức của tác nhân này: (1) Cơ sở lò sấy chỉ là thực hiện dịch vụ sấy, chức năng tham gia chuỗi như người cung cấp dịch vụ. (2) Doanh nghiệp CBKD có các dịch vụ sấy, xay xát, lau bóng gạo Nếp, tác nhân này trực tiếp tham gia chuỗi mua lúa Nếp từ nông dân qua thương lái. Sau khi thực hiện sấy, xay xát (chi phí gia tăng), bán sản phẩm gạo Nếp cho công ty lương thực (kênh xuất khẩu) hoặc bán trực tiếp cho các đại lý, tiểu thương bán lẻ theo kênh nội địa. Tác nhân này cũng có những hợp đồng chế biến, thực hiện dịch vụ xay xát lúa Nếp, lau bóng, phân loại gạo Nếp thành phẩm theo yêu cầu cho các công ty lương thực.

- Công ty lương thực: Đây là tác nhân đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị gạo Nếp Phú Tân. Tác nhân này có thể hợp đồng trực tiếp với nông dân thông qua HTX, THT để thu mua lúa Nếp hoặc thu mua gạo Nếp từ các cơ sở lò sấy hoặc doanh nghiệp chế biến.

- Đại lý, tiểu thương bán lẻ: Đây là tác nhân cuối cùng trong chuỗi giá trị của kênh tiêu thụ nội địa. Đại lý và tiểu thương có thể mua gạo Nếp từ các doanh

49

nghiệp CBKD, công ty lương thực để bán cho người tiêu dùng hoặc mua lúa Nếp từ thương lái ở địa phương để xay xát và bán cho người tiêu dùng. Đối với một số tiểu thương ngoài tỉnh An Giang, thông qua các công ty lương thực tại tỉnh đó, họ mua gạo Nếp để phân phối lại cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)