8. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Nhóm giải pháp thực hiện phát triển thương hiệu
3.3.3.1. Giải pháp đăng ký thương hiệu
Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn” liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gạo Nếp Phú Tân là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo Nếp. Thương hiệu gạo Nếp ở đây có thể là thương hiệu từ người sản xuất đến tiêu thụ là doanh nghiệp CBKD. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải trả lời được các câu hỏi: Làm thế nào để các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo Nếp tự thỏa thuận được với nhau? Làm thế nào họ quy định với nhau để tạo nên thước đo chuẩn mực về chất lượng sản phẩm? Sau khi thống nhất được những vấn đề nêu trên, chính quyền địa phương sẽ là người đại diện đăng ký thương hiệu chung này.
- Thiết lập đầu mối kiểm tra đầu vào cho hoạt động sản xuất, kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi cho đóng gói sản phẩm. Trách nhiệm này nên giao cho HTX, doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân, bởi lẽ các HTX, doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình chọn nguyên liệu đầu vào để CBKD.
- Việc bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với người sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao, buộc người sản xuất phải tuân thủ các quy định về quy trình sản xuất lúa Nếp.
92
thương hiệu chung trong các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gạo Nếp Phú Tân.
3.3.3.2. Giải pháp về giá
Đối với người nông dân, trong sản xuất lại phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên. Bên cạnh đó, sản phẩm làm ra không thể chủ động trong việc quyết định giá cả. Do là mặt hàng nông sản nên giá cả phụ thuộc nhiều vào cung cầu thị trường quyết định. Cứ điệp khúc “Được mùa mất giá” hay “Được giá mất mùa” hộ nông dân trồng lúa Nếp không thể chủ động trong định giá sản phẩm. Trong khi đó, họ đóng vai trò chính trong sản xuất tạo ra nguyên liệu để chế biến nhưng lợi nhuận rất ít, thậm chí còn chịu lỗ do thương lái ép giá và hay bị mất mùa. Riêng những khâu trung gian như thương lái và doanh nghiệp thì lợi nhuận gấp nhiều lần. Việc định giá sản phẩm sẽ dựa vào giá trị chứ không chỉ dựa vào chi phí sản xuất. Do vậy, việc định giá một loại nông sản cần căn cứ vào những giá trị như: chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và lợi ích cho sức khỏe mà thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng.
Tích cực tìm kiếm thông tin từ thị trường, cập nhật giá cả, đại diện cho người nông dân, HTX nên chủ động tìm kiếm, hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, để đảm bảo đầu ra và lợi ích cho người nông dân.
3.3.3.3. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin
Trên thực tế, hệ thống thông tin thị trường đến với người nông dân, HTX, doanh nghiệp CBKD còn thiếu và yếu dẫn đến một nghịch lý “Sản phẩm bán được nhiều nhưng lợi nhuận không cao”. Do vậy, cần xây dựng hệ thống thông tin nhiều chiều trên nguyên tắc nhà nước là trung tâm cung cấp và xử lý thông tin, đảm bảo là:
- Thông tin từ thị trường đến nhà sản xuất: nhà sản xuất cần biết thông tin thị trường đang cần gì, sản phẩm sản xuất ra bán được ở đâu, sản phẩm đó có ai sản xuất hay chưa, sản xuất như thế nào, bằng công nghệ gì,... để quyết định sản xuất chủng loại sản phẩm nào và sản xuất bao nhiêu.
- Thông tin từ nhà sản xuất đến thị trường: thị trường hay người tiêu dùng cần biết mặt hàng mình muốn sản xuất như thế nào? có an toàn không? chất lượng
93
như thế nào? Những mặt hàng nào đang được cung cấp trên thị trường để có quyết định tiêu dùng cho đúng.
- Thông tin từ nhà khoa học đến nhà sản xuất: phổ biến các kiến thức về kỹ thuật, quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới,… ngược lại nhà sản xuất sẽ phản hồi thông tin ngược lại cho nhà khoa học kịp thời nghiên cứu các quy trình, công nghệ, giống cây trồng có phù hợp hay không.
- Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình thị trường (giá cả, lượng cung, lượng cầu trên thị trường); thông tin về kỹ thuật, thiết bị, dụng cụ phù hợp với quy trình sản xuất, giống lúa Nếp, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn... một cách kịp thời. Để xây dựng hệ thống thông tin được tốt, cần:
+ Xây dựng mối liên kết giữa bốn nhà: nhà sản xuất – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý, trong đó, Nhà nước đóng vai trò trung tâm quản lý và điều phối các mối quan hệ. Đó cũng chính là phát huy hết tiềm năng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa sản xuất và thị trường, giữa cơ chế chính sách của Nhà nước với thực tế sản xuất.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cả về nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất; hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường.
- Các cá nhân, HTX, doanh nghiệp CBKD… hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gạo Nếp cần chú trọng trong việc xác lập và đăng ký thương hiệu của mình đồng thời liên kết để xây dựng và phát triển thương hiệu chung gạo Nếp Phú Tân.
- Thành lập website giới thiệu về gạo Nếp của huyện Phú Tân bằng tiếng Việt và tiếng Anh,… cung cấp các thông tin về thị trường; công nghệ, tình hình sản xuất, chế biến,… cho các đối tượng cần quan tâm. Đây là nơi quảng bá và tiếp thị sản phẩm gạo Nếp ra thị trường, đồng thời cũng là nơi giúp các HTX, doanh nghiệp kinh doanh nhận đơn đặt hàng.
3.3.3.4. Giải pháp xây dựng hệ thống phân phối
94
nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Từ việc phân tích hệ thống phân phối mặt hàng gạo Nếp ở trên để thấy được mặt mạnh, điểm hạn chế mà khắc phục, cải thiện hệ thống phân phối.
- Về cơ bản mạng lưới phân phối và tiêu thụ gạo Nếp hiện nay là thích hợp với điều kiện kinh tế, tập quán sản xuất, quy mô của HTX, doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân. Vì vậy, trước mắt cần củng cố các kênh lưu thông hàng hóa, mạng lưới tiêu thụ, gắn người sản xuất với các HTX, các doanh nghiệp CBKD.
- Xây dựng và phát triển mối liên hệ giữa HTX, doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân với các đơn vị phân phối sản phẩm (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán sỉ), các công ty lương thực trong và ngoài tỉnh An Giang. Tăng cường thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, để người sản xuất yên tâm cho đầu ra sản phẩm. Khuyến khích hình thức ứng vốn hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tạo sự gắn kết bền vững, cam kết hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi.
- Vân động các hộ sản xuất tham gia HTX, quy hoạch vùng tập trung sản xuất lúa Nếp theo mô hình “Cánh đồng lớn” nhằm thu gom sản phẩm dễ dàng hơn, đảm bảo ổn định về số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng sản xuất tự phát. HTX đóng vai trò là người lên kế hoạch, quản lý sản xuất, người đại diện thương mại cho các hộ sản xuất theo nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, có nghĩa là việc hợp tác sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào theo những điều kiện cơ chế phù hợp, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Trong điều kiện giao thông đi lại, hệ thống thông tin liên lạc hết sức thuận lợi, tăng cường phát triển mạng lưới tiêu thụ gạo Nếp Phú Tân qua các tiểu thương bán lẻ nhằm mở rộng độ bao phủ của hệ thống phân phối.
3.3.3.5. Quảng bá thương hiệu
Như chúng ta đã biết, hoạt động quảng bá sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông tin về sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, qua đó người tiêu dùng sẽ quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Hiệu quả của công tác quảng bá thương hiệu đã được minh chứng, nhiều doanh nghiệp và sản phẩm của họ phần nào đã khẳng định được uy tín trên thị trường trong nước và dần khẳng định vị thế của mình tại thị trường nước ngoài.
95
Công tác tuyên truyền, quảng bá cần được đẩy mạnh không chỉ của những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh mà là tất cả tác nhân trong chuỗi giá trị của gạo Nếp Phú Tân. Đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của công tác phát triển thương hiệu. Thương hiệu cần phải được khách hàng biết đến. Doanh nghiệp kinh doanh cần phải thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu với thị trường. Một số yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn công cụ quảng bá: sứ mạng của thương hiệu; nguồn lực doanh nghiệp; quy mô thị trường; đặc tính thị trường; phương tiện truyền thông. Chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp để quảng bá thương hiệu:
* Kết hợp các hình thức giao tiếp marketing
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo, tạp chí, đài truyền hình, đài truyền thanh. Cần lựa chọn các kênh có phủ sóng ở các khu vực tiêu thụ. Căn cứ vào doanh thu, ngân sách cho quảng cáo, quy mô, mạng lưới phân phối, các doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân có thể quảng cáo trên các kênh truyền hình của địa phương như: Đài phát thanh truyền hình An Giang hoặc xa hơn là các Đài phát thanh truyền hình các tỉnh ĐBSCL và khu vực khác,… Để khách hàng mục tiêu nhận biết quảng cáo, chương trình quảng cáo được phát sóng một cách hợp lý. Xây dựng các chuyên mục giới thiệu sản phẩm của địa phương, chương trình quảng cáo để phát trên đài phát thanh của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, vì đây, là phương tiện truyền thông mà người dân ở vùng nông thôn thường nghe. Các loại báo, tạp chí cũng cần được lựa chọn quảng cáo như: báo An Giang, các tạp chí xuất bản tại tỉnh An Giang,…
- Thông qua việc tổ chức các sự kiện nổi bật: tổ chức các cuộc thi nông dân sản xuất giỏi của huyện, phối hợp với Sở, ngành liên quan của tỉnh, tổ chức hội thảo, hội chợ triển lãm để tạo cơ hội giới thiệu về sản phẩm gạo Nếp Phú Tân, về quy trình sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
- Thực hiện tài trợ các ngày hội truyền thống của địa phương như: hội thao truyền thống vào các dịp lễ, tết,…
- Xúc tiến thương mại qua phương tiện điện tử (internet): Các HTX, doanh nghiệp CBKD có thể giao thương, quảng cáo sản phẩm trên website thông qua việc thành lập website; mạng xã hội facebook, zalo,… hoặc xa hơn là đăng ký trên trang
96
web chuyên dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại.
* Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trong hệ thống phân phối
Thành lập các điểm bán hàng đặt tại nơi tập trung đông người qua lại, đồng thời có những hình thức quảng cáo thực hiện tại các điểm bán hàng này, bằng cách thiết kế bảng hiệu quảng cáo, giá trưng bày mang hỉnh ảnh cây lúa Nếp Phú Tân, giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến trên màn chiếu,…
* Nâng cao nhận biết quảng bá thương hiệu
Để xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu đạt hiệu quả thì phải thực hiện các bước: Khách hàng nghe và nhìn được thông tin; Khách hàng chú ý; Khách hàng hiểu được thông tin; Có thiện cảm với thông tin; Ủng hộ và quyết định hành vi của họ.
Do ngân sách hạn chế, mọi hoạt động quảng bá thương hiệu đều phải chú ý đến ý tưởng, sự lôi cuốn, thú vị và tạo quan tâm từ khách hàng. Khi xây dựng chương trình quảng cáo trên đài truyền hình; chuyên mục trong các số báo, tạp chí, tuyên truyền trên đài truyền thanh,… HTX, doanh nghiệp CBKD cần thiết kế có ý tưởng sáng tạo, tạo sự chú ý, nhớ lâu, dễ hiểu, lôi cuốn đối với người tiêu dùng.
Hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, lợi ích cốt lõi, lợi ích cảm xúc và các yếu tố của thương hiệu phải rõ ràng. Việc sáng tạo trong quảng cáo giúp khách hàng nhớ lâu, dễ nhận biết thương hiệu.
* Tăng cường ngân sách quảng bá thương hiệu
- Ngân sách quảng cáo cần thiết phải có trong những năm đầu xây dựng thương hiệu và phải duy trì trong những năm tiếp theo, tùy theo mức độ ảnh hưởng… Mức chi cho quảng cáo phải dựa vào doanh thu dự kiến và xây dựng tiếp cho những năm kế tiếp. Chính vì vậy, mà doanh nghiệp CBKD gạo Nếp cần xác định rõ ngân sách dành cho quảng cáo, vì đây là một hoạt động quan trọng nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Tăng cường công tác xúc tiến và đầu tư thương mại cả về nguồn nhân lực, vốn tài chính và cơ sở vật chất; hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại; đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường.
97
3.3.4. Nhóm giải pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu
Các yếu tố cấu thành thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ; kiểu dáng công nghiệp; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý hoặc các dấu hiệu khác. Vì thế, bảo hộ thương hiệu là bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu. Thực tế hiện nay, dựa vào nguồn lực của HTX, doanh nghiệp CBKD gạo Nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, chúng tôi chỉ xin đưa ra giải pháp về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân.
Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm là việc dựa trên pháp luật, bằng biện pháp cưỡng chế của mình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của HTX, doanh nghiệp trước hành vi vi phạm nhãn hiệu. Thương hiệu càng nổi tiếng và có giá trị càng dễ bị làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng về hình ảnh mà đơn vị đã tạo dựng được. Mức độ nổi tiếng của một thương hiệu tỉ lệ thuận với những rủi ro mà đơn vị ấy có thể gặp phải. Thông qua bảo hộ, các đơn vị kinh doanh mong muốn người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa các thương hiệu, định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng để từ đó có quyết định mua hàng và có niềm tin vào thương hiệu.
Các doanh nghiệp kinh doanh gạo Nếp của huyện Phú Tân cần tham khảo các tài liệu liên quan đến cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để nâng cao kiến thức chuyên môn về xây dựng thương hiệu và có thể kiểm tra các công việc cần thực hiện trong quá trình đăng ký.
3.3.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu gạo Nếp Phú Tân 3.3.5.1. Giải pháp vế quy hoạch phát triển sản xuất 3.3.5.1. Giải pháp vế quy hoạch phát triển sản xuất
Hiện nay, các hộ nông dân trồng lúa Nếp ở huyện Phú Tân đang trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, vẫn theo quy mô hộ gia đình, mạnh ai nấy làm, giống chưa được kiểm soát, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Do đó, chính quyền địa phương cần thực hiện quy hoạch sản xuất dựa trên nghiên cứu điều tra khảo sát thực địa và chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương, lập đề án xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới trong sản xuất lúa Nếp.
98
trung theo mô hình “Cánh đồng lớn” để cung cấp sản lượng nguyên liệu ổn định,