8. Kết cấu của đề tài
3.3.3.4. Giải pháp xây dựng hệ thống phân phối
94
nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Từ việc phân tích hệ thống phân phối mặt hàng gạo Nếp ở trên để thấy được mặt mạnh, điểm hạn chế mà khắc phục, cải thiện hệ thống phân phối.
- Về cơ bản mạng lưới phân phối và tiêu thụ gạo Nếp hiện nay là thích hợp với điều kiện kinh tế, tập quán sản xuất, quy mô của HTX, doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân. Vì vậy, trước mắt cần củng cố các kênh lưu thông hàng hóa, mạng lưới tiêu thụ, gắn người sản xuất với các HTX, các doanh nghiệp CBKD.
- Xây dựng và phát triển mối liên hệ giữa HTX, doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân với các đơn vị phân phối sản phẩm (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán sỉ), các công ty lương thực trong và ngoài tỉnh An Giang. Tăng cường thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, để người sản xuất yên tâm cho đầu ra sản phẩm. Khuyến khích hình thức ứng vốn hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tạo sự gắn kết bền vững, cam kết hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi.
- Vân động các hộ sản xuất tham gia HTX, quy hoạch vùng tập trung sản xuất lúa Nếp theo mô hình “Cánh đồng lớn” nhằm thu gom sản phẩm dễ dàng hơn, đảm bảo ổn định về số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng sản xuất tự phát. HTX đóng vai trò là người lên kế hoạch, quản lý sản xuất, người đại diện thương mại cho các hộ sản xuất theo nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, có nghĩa là việc hợp tác sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào theo những điều kiện cơ chế phù hợp, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Trong điều kiện giao thông đi lại, hệ thống thông tin liên lạc hết sức thuận lợi, tăng cường phát triển mạng lưới tiêu thụ gạo Nếp Phú Tân qua các tiểu thương bán lẻ nhằm mở rộng độ bao phủ của hệ thống phân phối.
3.3.3.5. Quảng bá thương hiệu
Như chúng ta đã biết, hoạt động quảng bá sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông tin về sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, qua đó người tiêu dùng sẽ quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Hiệu quả của công tác quảng bá thương hiệu đã được minh chứng, nhiều doanh nghiệp và sản phẩm của họ phần nào đã khẳng định được uy tín trên thị trường trong nước và dần khẳng định vị thế của mình tại thị trường nước ngoài.
95
Công tác tuyên truyền, quảng bá cần được đẩy mạnh không chỉ của những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh mà là tất cả tác nhân trong chuỗi giá trị của gạo Nếp Phú Tân. Đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của công tác phát triển thương hiệu. Thương hiệu cần phải được khách hàng biết đến. Doanh nghiệp kinh doanh cần phải thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu với thị trường. Một số yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn công cụ quảng bá: sứ mạng của thương hiệu; nguồn lực doanh nghiệp; quy mô thị trường; đặc tính thị trường; phương tiện truyền thông. Chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp để quảng bá thương hiệu:
* Kết hợp các hình thức giao tiếp marketing
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo, tạp chí, đài truyền hình, đài truyền thanh. Cần lựa chọn các kênh có phủ sóng ở các khu vực tiêu thụ. Căn cứ vào doanh thu, ngân sách cho quảng cáo, quy mô, mạng lưới phân phối, các doanh nghiệp CBKD gạo Nếp Phú Tân có thể quảng cáo trên các kênh truyền hình của địa phương như: Đài phát thanh truyền hình An Giang hoặc xa hơn là các Đài phát thanh truyền hình các tỉnh ĐBSCL và khu vực khác,… Để khách hàng mục tiêu nhận biết quảng cáo, chương trình quảng cáo được phát sóng một cách hợp lý. Xây dựng các chuyên mục giới thiệu sản phẩm của địa phương, chương trình quảng cáo để phát trên đài phát thanh của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, vì đây, là phương tiện truyền thông mà người dân ở vùng nông thôn thường nghe. Các loại báo, tạp chí cũng cần được lựa chọn quảng cáo như: báo An Giang, các tạp chí xuất bản tại tỉnh An Giang,…
- Thông qua việc tổ chức các sự kiện nổi bật: tổ chức các cuộc thi nông dân sản xuất giỏi của huyện, phối hợp với Sở, ngành liên quan của tỉnh, tổ chức hội thảo, hội chợ triển lãm để tạo cơ hội giới thiệu về sản phẩm gạo Nếp Phú Tân, về quy trình sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
- Thực hiện tài trợ các ngày hội truyền thống của địa phương như: hội thao truyền thống vào các dịp lễ, tết,…
- Xúc tiến thương mại qua phương tiện điện tử (internet): Các HTX, doanh nghiệp CBKD có thể giao thương, quảng cáo sản phẩm trên website thông qua việc thành lập website; mạng xã hội facebook, zalo,… hoặc xa hơn là đăng ký trên trang
96
web chuyên dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại.
* Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trong hệ thống phân phối
Thành lập các điểm bán hàng đặt tại nơi tập trung đông người qua lại, đồng thời có những hình thức quảng cáo thực hiện tại các điểm bán hàng này, bằng cách thiết kế bảng hiệu quảng cáo, giá trưng bày mang hỉnh ảnh cây lúa Nếp Phú Tân, giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến trên màn chiếu,…
* Nâng cao nhận biết quảng bá thương hiệu
Để xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu đạt hiệu quả thì phải thực hiện các bước: Khách hàng nghe và nhìn được thông tin; Khách hàng chú ý; Khách hàng hiểu được thông tin; Có thiện cảm với thông tin; Ủng hộ và quyết định hành vi của họ.
Do ngân sách hạn chế, mọi hoạt động quảng bá thương hiệu đều phải chú ý đến ý tưởng, sự lôi cuốn, thú vị và tạo quan tâm từ khách hàng. Khi xây dựng chương trình quảng cáo trên đài truyền hình; chuyên mục trong các số báo, tạp chí, tuyên truyền trên đài truyền thanh,… HTX, doanh nghiệp CBKD cần thiết kế có ý tưởng sáng tạo, tạo sự chú ý, nhớ lâu, dễ hiểu, lôi cuốn đối với người tiêu dùng.
Hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, lợi ích cốt lõi, lợi ích cảm xúc và các yếu tố của thương hiệu phải rõ ràng. Việc sáng tạo trong quảng cáo giúp khách hàng nhớ lâu, dễ nhận biết thương hiệu.
* Tăng cường ngân sách quảng bá thương hiệu
- Ngân sách quảng cáo cần thiết phải có trong những năm đầu xây dựng thương hiệu và phải duy trì trong những năm tiếp theo, tùy theo mức độ ảnh hưởng… Mức chi cho quảng cáo phải dựa vào doanh thu dự kiến và xây dựng tiếp cho những năm kế tiếp. Chính vì vậy, mà doanh nghiệp CBKD gạo Nếp cần xác định rõ ngân sách dành cho quảng cáo, vì đây là một hoạt động quan trọng nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Tăng cường công tác xúc tiến và đầu tư thương mại cả về nguồn nhân lực, vốn tài chính và cơ sở vật chất; hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại; đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường.
97