Nguyên nhân những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 87 - 89)

8. Kết cấu của đề tài

2.4.3. Nguyên nhân những vấn đề tồn tại

Một số nguyên nhân tồn tại là, các hộ nông dân và doanh nghiệp CBKD chưa có sự liên kết. Việc nhiều hộ nông dân sản xuất với quy mô khác nhau, nhỏ lẻ dẫn đến không đảm bảo được nguồn cung cấp lớn cũng như vấn đề kiểm soát chất lượng. Từ đó, khả năng xây dựng và phát triển thương hiệu cũng rất khó khăn. Tuy có nhiều HTX, THT nông nghiệp được hình thành, nhưng sự liên kết trong các tổ chức này là không chặt chẽ, còn thiếu các nguyên tắc chung trong điều hành, quản lý sản xuất....

Về nguồn vốn, tài chính gặp nhiều khó khăn cộng với nguồn nhân lực của các HTX còn ở trình độ thấp hoặc lớn tuổi, nên thông tin về thị trường, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm chưa có chiều sâu. Với sự hạn chế về vốn kinh doanh và nguồn nhân lực, một số HTX đã ngưng tham gia kinh doanh gạo Nếp mà chỉ làm dịch vụ tưới tiêu.

76

nhưng vẫn còn mơ hồ về khái niệm thương hiệu. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh không biết quy trình xây dựng thương hiệu sản phẩm, một số ít doanh nghiệp biết được quy trình đăng ký thông qua các Sở, ngành tỉnh và huyện hướng dẫn hoặc qua các hội thảo, tập huấn về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, các doanh nghiệp còn hạn chế về vốn và nguồn nhân lực nên chưa có đầu tư thiết bị để mở rộng kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Việc đóng gói bao bì, nhãn hiệu nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp CBKD còn gặp một số khó khăn như: khó tìm đầu ra cho sản phẩm, việc đóng gói, in nhãn hiệu tốn kém nhiều chi phí mà thị trường tiêu thụ không cần,... Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp CBKD với quy mô vừa và nhỏ, thêm vào đó là công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại của địa phương chưa đạt hiệu quả cao, nên các doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư cho công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu; trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của các chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp, đa số các chủ doanh nghiệp không được đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, dẫn đến thiếu các chiến lược quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Nhìn chung, thương hiệu sản phẩm là tập hợp của nhiều yếu tố: chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, uy tín, và nhiều nhân tố khác do khách hàng cảm nhận. Do đó, để có thương hiệu mạnh nhằm mở rộng quy mô và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần có những giải pháp tác động một cách đồng bộ vào các yếu tố tạo nên thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ tích cực và thường xuyên của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương các cấp về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

77

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO NẾP CỦA HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)