- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động
3.4.1 Đối với các Ngân hàng thương mạ
3.4.1.1 Các Ngân hàng thương mại cần chú trọng việc quảng bá và giới thiệu các công cụ phái sinh đến các doanh nghiệp
Theo kết quả khảo sát của tác giả, không phải các doanh nghiệp Việt Nam không có nhu cầu áp dụng các công cụ này, mà chủ yếu là do không doanh nghiệp không có thông tin về các công cụ phái sinh cũng như chưa hiểu được bản chất của công cụ. Nguyên nhân khách quan cho tình hình này là các ngân hàng và doanh nghiệp cung cấp chưa chú trọng đến công tác quảng bá và chia sẻ thông tin về các công cụ phái sinh.
Về phía các ngân hàng cung cấp các công cụ phái sinh, cần tăng cường giới thiệu- giải thích- thuyết trình cho khách hàng về lợi ích và cả những hạn chế của các sản phẩm phái sinh; tư vấn về việc áp dụng các sản phẩm phái sinh trong từng trường hợp cụ thể khi khách hàng cần công cụ để phòng ngừa rủi ro. Một số doanh nghiệp khác thì có tâm lý e ngại khi sử dụng CCPS để phòng ngừa rủi ro, bởi nếu cuối cùng mục đích phòng vệ có đạt được thì cũng coi như là chuyện bình thương, song nếu sử dụng CCPS dẫn đến thiệt hại hơn việc không sử dụng thì người thực hiện sẽ có thể phải chịu chỉ trích hoặc trách nhiệm. Chính vì vậy, muốn DN nhận thức về bảo hiểm rủi ro tỷ giá như là một tất yếu trong hoạt động kinh doanh không chỉ tự bản thân doanh nghiệp nhận ra mà các ngân hàng cũng cần phải hỗ trợ các khách hàng của mình để họ nhận thức một cách nghiêm túc về vấn đề này.
Để thực hiện điều này, các ngân hàng cần rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị chào bán các sản phẩm phái sinh, theo hướng lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng. Các bước triển khai cụ thể đối với giải pháp này như sau:
- Trước hết, NHTM thông qua các buổi tiếp xúc với khách hàng để tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh và những ứng dụng thực tiễn của chúng. NHTM cần tăng cường hội thảo, tư vấn khách hàng theo chuyên đề về những lợi ích mang lại của CCPS tiền tệ để mở rộng quy mô khách hàng thông qua việc tư vấn cho khách hàng thấy được những tổn thất, thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra nếu khách hàng không bảo hiểm rủi ro. Đồng thời, NHTM cần tư vấn cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá nhiều yếu tố để có quyết định về mặt tài chính khi sử dụng các sản phẩm phái sinh vì việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh một mặt mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cần phải hiểu biết về sản phẩm và có biện pháp bảo hiểm rủi ro đi kèm
- Thứ hai, sau khi giúp khách hàng có nhận thức nghiêm túc về vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá, các ngân hàng cần phải hỗ trợ khách hàng về mặt nghiệp vụ. Đối với NHTM đã triển khai thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cần phát triển hơn nữa về chiều rộng và chiều sâu các công cụ này bằng cách chuẩn bị các điều kiện để không chỉ hội sở mà các chi nhánh ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch này với khách hàng. Các nghiệp vụ phái sinh tương đối phức tạp, đặc biệt là đối với những DN chưa từng tiếp xúc và sử dụng CCPS trong hoạt động của mình nên thời gian đầu ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ khách hàng về mặt nghiệp vụ thông qua việc tổ chức các buổi giới thiệu về nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đối với các DN đang và sẽ có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, ngân hàng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cử nhân viên đến doanh nghiệp, tìm hiểu tình hình doanh nghiệp và nhu cầu bảo hiểm của khách hàng để tư vấn cho khách hàng nên sử dụng nghiệp vụ nào là hiệu quả nhất. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu tình hình doanh nghiệp, ngân hàng còn có thể cho khách hàng những nhận xét đóng góp về tình hình chung của doanh nghiệp, tạo điều kiện bán thêm các sản phẩm dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp.
- Thứ ba, ngoài việc hỗ trợ khách hàng về mặt nghiệp vụ, các NHTM cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng nghiệp vụ phái sinh của ngân hàng khi có nhu cầu và cần đơn giản hóa thủ tục giao dịch để tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Cuối cùng, để đẩy mạnh công tác marketing thì các ngân hàng cần phải tăng cường công tác quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình. Thường xuyên cập nhật các tin tức về nghiệp vụ phái sinh trên các website của ngân hàng, hay thiết kế các tờ rơi quảng cao nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và thuận tiện nhất cho khách hàng.
Trong thực tế, thông qua kết quả phỏng vấn chuyên gia tại các ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank, VIB, Maritimebank, khả năng hiểu biết và cung cấp sản phẩm phái sinh của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế; một số ngân hàng đề nghị và được NHNN chấp thuận cho thực hiện các công cụ phái sinh nhưng thực tế không triển khai được. Về lâu dài, các NHTM cần lập ra bộ phận chuyên tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro.
Đối với NHTM chưa thực hiện công cụ tài chính phái sinh, cần chuẩn bị nguồn lực, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng khác để khi đủ điều kiện có thể triển khai có lộ trình từ thí điểm đến mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa nghiệp vụ và nâng cao thu nhập ngân hàng. Các ngân hàng cần nghiên cứu các sản phẩm, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của các ngân hàng trên thế giới, của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM có thế mạnh về hoạt động này để áp dụng phù hợp đối với NHTM mới triển khai công cụ này. Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lỗ, ghi nhận kế toán, hạn chế tổn thất cho ngân hàng do thực hiện các giao dịch phái sinh.
3.4.1.2 Các Ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa cơ cấu các sản phẩm phái sinh
Thị trường công cụ phái sinh tiền tệ tại Việt Nam đã có thời gian phát triển khá dài so với các thị trường CCPS khác, do vậy, NHNN nên xem xét cho phép các NHTM chủ động hơn trong việc đa dạng cơ cấu các CCPS cung cấp cho các doanh nghiệp, khách hàng. Hiện nay, trên thị trường CCPS ngoại hối Việt Nam chủ yếu phổ biến hai công cụ là kỳ hạn và hoán đổi, trong khi đó công cụ quyền chọn được áp dụng rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, các NHTM có thể nghiên cứu, đề xuất với NHNN cho phép lựa chọn để triển khai các quyền chọn ngoại lai phù hợp
với điều kiện kinh tế của Việt Nam và phù hợp với nhu cầu của các nhà phòng vệ rủi ro hoặc các nhà đầu tư.
Quyền chọn ngoại lai là hình thức đặc biệt của công cụ quyền chọn, do vậy, quyền chọn ngoại lai trước hết sẽ mang bản chất của một công cụ quyền chọn thông thường. Người mua quyền chọn ngoại lai cũng sẽ có quyền chứ không phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, quyền chọn ngoại lai sẽ có thêm một số đặc điểm riêng biệt khác, như có thể quy định thời gian và điều kiện cụ thể để quyền chọn đó có hiệu lực hoặc vô hiệu hay quy định các mức giá thực hiện khác nhau tương ứng với từng điều kiện thực hiện quyền chọn... Ngày nay, có nhiều loại quyền chọn ngoại lai như quyền chọn kiểu Mỹ dạng phi tiêu chuẩn hay còn gọi là quyền chọn nửa Mỹ (nonstandard American options), quyền chọn kép (compound options), quyền chọn loại quyền chọn (chooser options), quyền chọn giới hạn (barrier options), quyền chọn thông báo (shout options), quyền chọn kiểu châu Á (Asian options)...
- Quyền chọn kiểu Mỹ dạng phi tiêu chuẩn (nonstandard American options):
Nếu quyền chọn kiểu Mỹ dạng tiêu chuẩn cho phép người mua quyền có thể thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thì quyền chọn kiểu kiểu Mỹ phi tiêu chuẩn có những đặc điểm khác, như:
+ Nếu thực hiện quyền chọn trước hạn thì chỉ được thực hiện vào một số ngày nhất định. Quyền chọn Mỹ có những đặc điểm như vậy gọi là quyền chọn kiểu Bermuda hay quyền chọn nửa Mỹ.
+ Chỉ được thực hiện quyền chọn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, nghĩa là ngoài thời gian này, người mua quyền không thể thực hiện quyền chọn của mình.
+ Giá của tài sản cơ sở trong các quyền chọn mua dạng phi tiêu chuẩn này có thể thay đổi trong thời gian hiệu lực của quyền chọn.
- Quyền chọn kép (Compound options): là quyền chọn các quyền chọn. Trong quyền chọn thông thường, đối tượng của quyền chọn đó là quyền mua hay quyền bán tài sản cơ sở tại một mức giá đã xác định trước; còn trong quyền chọn
sản cơ sở. Người mua quyền sẽ có quyền chọn hay không chọn một quyền chọn tiếp theo. Như vậy, với 2 loại quyền chọn cơ bản là quyền chọn mua và quyền chọn bán, quyền chọn kép sẽ bao gồm: quyền chọn mua một quyền chọn mua (a call on a call), quyền chọn mua một quyền chọn bán (a call on a put), quyền chọn bán một quyền chọn mua (a put on a call) và quyền chọn bán một quyền chọn bán (a put on a call). Trong quyền chọn kép sẽ có hai giá thực hiện (strike price) và hai ngày thực hiện (exercise date).
- Quyền chọn giới hạn (Barrier options: là quyền chọn có thu nhập ròng (lãi/lỗ) phụ thuộc vào việc liệu giá của tài sản cơ sở có đạt đến một giới hạn nhất định hay không trong một khoảng thời gian xác định. Nghĩa là, với các quyền chọn giới hạn cơ hội kiếm lợi nhuận của người mua quyền sẽ bị hạn chế hơn so với các kiểu quyền chọn thông thường. Tuy nhiên, loại quyền chọn này được giao dịch phổ biến trên thị trường phi tập trung, thu hút được nhiều nhà đầu tư sử dụng bởi so với quyền chọn thông thường thì quyền chọn giới hạn có mức phí rẻ hơn. Có hai loại 2 quyền chọn giới hạn là quyền chọn knock-out và quyền chọn knock-in. Quyền chọn knock out sẽ vô hiệu khi giá của tài sản cơ sở đạt được một giới hạn nhất định; ngược lại, loại quyền chọn knock-in sẽ chỉ có hiệu lực nếu giá của tài sản cơ sở đạt được giới hạn đó. Quyền chọn knock out nếu quy định giới hạn trên thì đó là loại "up and out option", còn nếu quy định giới hạn dưới thì đó là loại "down and out option". Tương tự, ta cũng có loại quyền chọn "up and in" và "down and in". Như vậy, với việc bán quyền chọn mua giới hạn, người bán quyền đã loại bỏ được nguy cơ phải chịu một mức lỗ lớn hơn khi giá hàng hóa cơ sở vượt qua mức giá giới hạn.
- Quyền chọn kiểu châu Á (Asian options):Quyền chọn kiểu châu Á là quyền chọn có thu nhập ròng (lãi/lỗ) phụ thuộc vào giá trung bình của tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian nhất định thuộc thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Do việc tính toán thu nhập quyền chọn được dựa trên giá trung bình của tài sản cơ sở nên hạn chế được rủi ro hơn cho người bán quyền và cũng thỏa mãn được những nhu cầu về việc bảo hiểm rủi ro của các những người mua quyền. Ví dụ, một công ty của có nguồn thu/chi bằng ngoại tệ rải đều trong năm sẽ phù hợp để sử dụng công cụ quyền chọn kiểu châu Á này với mức phí quyền chọn thấp hơn loại thông thường. Thu nhập của quyền chọn mua kiểu châu Á là max(0, E-STb), thu nhập của
quyền chọn bán kiểu châu Á là max(STb- E, 0), trong đó E là giá thực hiện, STb là giá trung bình trong khoảng thời gian đã chọn.
- Quyền chọn thông báo (Shout options)
Shout options là loại quyền chọn kiểu châu Âu, nhưng trong đó cho phép người mua quyền được chọn một thời điểm bất kỳ trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn để tính toán giá trị nội tại (intrinsic value) và thông báo cho người bán quyền biết. Khi hợp đồng đáo hạn, người mua quyền có thể so sánh mức thu nhập theo 2 cách tính: (1) mức thu nhập theo cách tính thông thường đối với quyền chọn kiểu châu Âu, (2) mức thu nhập bằng giá trị nội tại được xác định tại thời điểm mà người mua quyền đã thông báo cho người bán và được quyền lựa chọn nhận mức thu nhập cao hơn. Ví dụ: xem xét một quyền chọn mua thông báo (shout call option). Giả sử giá thực hiện là 50$. Khi giá tài sản cơ sở biến động lên mức 60$, người mua quyền đã thông báo mức giá này cho người bán quyền biết. Nếu đến lúc đáo hạn hợp đồng, giá tài sản cơ sở ST < 60$ thì người mua quyền vẫn được quyền nhận khoản thu nhập là 10$; ngược lại, nếu giá tài sản cơ sở ST > 60$ thì người mua sẽ có thu nhập là (ST - 50$).
Trong điều kiện như Việt Nam hiện nay, các NHTM có thể áp dụng các quyền chọn ngoại lai, như quyền chọn giới hạn hoặc quyền chọn kiểu châu Á thì có thể vẫn kiểm soát được mức trần tỷ giá mà vẫn đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp công cụ để bảo hiểm rủi ro khi tỷ giá thay đổi.
3.4.1.3 Ngân hàng thương mại cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực
Trong mọi hoạt động dịch vụ, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, do bản chất của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối vốn là một công việc phức tạp, căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro, tổn thất... Nhiều tổn thất lớn xẩy ra trong giao dịch ngoại hối chủ yếu là do con người, nói chính xác hơn là do nhân viên, người được quyền thực hiện các nghiệp vụ ở ngân hàng.
Thực tiễn cho thấy nhiều thiệt hại từ việc sử dụng CCPS trên thế giới đều bắt đầu từ những yếu kém về kiến thức nghiệp vụ và những sai phạm về mặt đạo đức của những người tham gia vào hoạt động giao dịch các CCPS (nội dung phần này
đã trình bày kỹ và chi tiết trong Chuyên đề thứ 2 của luận án: Lợi ích và mặt trái của CCPS). Việt Nam là nước đi sau, cần rút kinh nghiệm và tránh những thiệt hại như thế. Do đó các cán bộ, nhân viên kinh doanh tại các ngân hàng không chỉ có chuyên môn về các nghiệp vụ, không chỉ năng động, nhạy bén, am hiểu thị trường tài chính, có khả năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá, lãi suất... mà còn phải là những con người có đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong kinh doanh. Vì vậy các NHTM cần phải:
- Quan tâm đến công tác tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban nói chung và phòng kinh doanh ngoại hối nói riêng. Khi tuyển dụng cần quan tâm đến tính đặc thù của kinh doanh ngoại hối: trình độ ngoại ngữ, kiến thức thị trường ngoại hối, tính quyết đoán, nhanh nhạy...
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên ngành cho nhân viên của mình, thông qua các khóa học đào tạo ngắn hạn trong nước và ngoài nước để vừa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ vừa tạo ra cơ hội làm quen với môi trường kinh doanh và hiện đại của thị trường phái sinh quốc tế.
- NHTM cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút và giữ chân