Sự cần thiết phải phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trong điều kiện hội nhập

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 52 - 55)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

1.4.2Sự cần thiết phải phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trong điều kiện hội nhập

trong điều kiện hội nhập

1.4.2.1 Là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ và phòng vệ rủi ro tỷ giá

Đây là vai trò quan trọng nhất của các công cụ ngoại hối phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập nền kinh tế, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ngoại tệ khi phát sinh các khoản thu chi trong thanh toán quốc tế; đồng thời đây cũng là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Khác với thị trường công cụ phái sinh hàng hóa và chứng khoán, thị trường công cụ phái sinh trong lĩnh vực ngoại hối (đối với các tài sản cơ sở như tiền tệ, lãi suất) đang ở giai đoạn phát triển, tuy vẫn ở mức độ thấp. Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, lãi suất ảnh hưởng đến bất kỳ một công ty nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì nỗi lo về biến động tỷ giá luôn thường trực.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 150,2 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013. Trong năm 2014, mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất với trị giá 23,6 tỷ USD, kế tiếp là hàng dệt may xấp xỉ 21 tỷ USD. Nhiều sản phẩm khác cũng có giá trị kim ngạch xuất cao và tăng đều qua các năm như giày dép, thủy hải sản, rau quả. Về kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2014 đạt hơn 148 tỷ USD, tăng gần 13% so với năm 2013. Nghĩa là doanh số xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, đi cùng đó là rủi ro về biến động lãi suất và tỷ giá. Nhu cầu được sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, ngoại hối xuất hiện như một thực tế khách quan.

Xét từ phương diện này, giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi có tính chất giao dịch bắt buộc, các khách hàng có thể tính toán được chi phí và cố định nguồn thu ngoại tệ và nội tệ trong tương lai mà không chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Bên cạnh đó, khi khách hàng tham gia giao dịch tương lai thì khi tỷ giá biến

động theo chiều hướng bất lợi, khách hàng có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời gian đáo hạn hợp đồng để bảo toàn nguồn vốn đầu tư. Đối với hợp đồng quyền chọn, khách hàng cũng có thể cố định được chi phí và rủi ro mà lại có khả năng thu được lợi nhuận rất lớn từ hợp đồng mua quyền chọn ngoại tệ. Hơn nữa khách hàng có quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng và giá của quyền được cố định bằng phí quyền chọn.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp XNK tham gia trên thị trường phần lớn không nhằm mục đích bảo hiểm rủi ro tỷ giá, một mặt vì ý thức của doanh nghiệp Việt Nam về biến động và phòng ngừa rủi ro tỷ giá chưa cao; mặt khác, do quy định và sự giám sát chặt chẽ của NHNN về tỷ giá và biên độ giao động tỷ giá nên các doanh nghiệp XNK chỉ tham gia thị trường với hoạt động mua bán ngoại tệ dựa trên các khoản thanh toán phát sinh từ hợp đồng cơ sở tức hợp đồng ngoại thương. Các doanh nghiệp sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh có thể duy trì trạng thái thừa hoặc thiếu ngoại tệ, nội tệ trong tương lai, đảm bảo được số lượng ngoại tệ và nội tệ sẵn sàng để thanh toán cho hợp đồng XNK, chấm dứt tình trạng thiếu ngoại tệ để thanh toán và thiếu nội tệ để xoay vòng vốn trong kinh doanh.

1.4.2.2 Là công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng thương mại cân đối lại trạng thái ngoại hối và hạn chế rủi ro khi lãi suất hay tỷ giá biến động

Trên thị trường ngoại hối Việt Nam, đối tượng tham gia chủ yếu là các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại hối. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đóng vai trò là nhà tạo thị trường, sẽ luôn sẵn sàng yết giá mua bán ngoại tệ hai chiều để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Hoạt động này sẽ tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng dựa trên chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ. Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng thương mại cũng có nhu cầu tham gia vào các công cụ phái sinh tiền tệ- lãi suất nhằm mục đích cân đối lại trạng thái ngoại hối, giảm rủi ro khi lãi suất hay tỷ giá biến động.

Theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực phái sinh tại một số NHTM Việt Nam, hiện nay tỷ trọng doanh số giao dịch phái sinh ngoại hối, tiền tệ tại các ngân hàng thương mại ngày một tăng cao và chiếm khoảng 10-20% các giao dịch tiền tệ cơ sở; trong đó khách hàng là các ngân hàng thương mại khác vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 2014). Hiện nay, các quy định liên

quan đến giao dịch phái sinh tiền tệ, lãi suất, ngoại hối đều chưa thừa nhận các mục đích khác ngoài mục đích phòng vệ rủi ro cho các đối tượng tham gia; nhưng tương lai Việt Nam phải tính đến xu hướng đầu tư thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, ngoại hối.

Ngoài ra, các ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá khi tham gia vào thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước. Các ngân hàng có thể đảm bảo được nguồn ngoại tệ khả dụng trong quá trình kinh doanh và sử dụng ngoại tệ. Ngân hàng có thể sử dụng các giao dịch hoán đổi ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để điều tiết lượng ngoại tệ khả dụng tại ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn có thể ký kết các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với nhau nhằm sử dụng nguồn ngoại tệ hiện có một cách hiệu quả. Như vậy, bên cạnh việc ứng dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, các ngân hàng còn có thể bảo hiểm rủi ro do khan hiếm ngoại tệ. Đối với các ngân hàng cung cấp công cụ phái sinh chủ yếu cho khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về biến động giá, lãi suất, tỷ giá trong điều kiện khó khăn hiện nay, nên bảo hiểm rủi ro cho khách hàng là bảo hiểm rủi ro cho chính các ngân hàng. Việc triển khai nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của ngân hành thêm đa dạng, phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

1.4.2.3 Là công cụ giúp hoàn thiện chức năng của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối Việt Nam ra đời rất muộn so với thị trường ngoại hối của các quốc gia trên thế giới và dần dần được phát triển và được quản lý thông thoáng hơn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sự ra đời của các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối phái sinh ngày nay đã cung cấp cho thị trường những công cụ hiệu quả trong hoạt động mua bán, lưu thông ngoại tệ, khai thác mọi khía cạnh nhu cầu và đáp ứng được những nhu cầu đó cho các đối tượng tham gia như nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhu cầu kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhu cầu thanh toán ngoại tệ trong XNK và đầu cơ sinh lời từ biến động tỷ giá. Việc cho phép ứng dụng các nghiệp vụ này trên thị trường đánh dấu một bước phát triển mới của thị tường ngoại hối Việt Nam, giúp thị trường ngoại hối hoàn chỉnh dần tính thị trường, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đạt được những tiêu chuẩn quốc tế để mọi hoạt động kinh

doanh diễn ra thông thoáng hơn, thu hút được đầu tư nước ngoài, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công cụ phái sinh phái sinh trên thị trường tài chính quốc tế và với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển hoạt động ngân hàng Việt Nam theo hướng hiện đại, các công cụ phái sinh đã từng bước xuất hiện tại thị trường Việt Nam: Đầu tiên là một số công cụ phái sinh tiền tệ (kỳ hạn, hoán đổi), tiếp đến là công cụ phái sinh lãi suất (hoán đổi, quyền chọn), công cụ phái sinh hàng hóa và gần đây là công cụ phái sinh tín dụng. Nhu cầu phát triển công cụ phái sinh tại thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng hơn. Trong quá trình thực hiện, các ngân hàng được phép cung cấp công cụ phái sinh đã xây dựng quy trình nghiệp vụ và biện pháp phòng ngừa rủi ro và ký kết hợp đồng khung với đối tác ở nước ngoài để thực hiện đối ứng các giao dịch đã cung cấp cho khách hàng; định kỳ hàng tháng báo cáo NHNN về tình hình thực hiện sản phẩm. Việc cung cấp sản phẩm phái sinh của các ngân hàng thương mại thời gian qua, về cơ bản đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn sẽ là nền tảng cho việc phát triển công cụ phái sinh tiền tệ trong thời gian tới.

Tổng kết chương 1:

Trong chương 1 tác giả đã khái quát lại một cách có hệ thống cơ sở lý luận về công cụ phái sinh và thị trường CCPS. Cụ thể, tác giả đã tập trung làm rõ hơn khái niệm công cụ phái sinh, phân loại và đặc điểm của mỗi loại công cụ, phân tích các vai trò và hạn chế của CCPS đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ khái niệm về thị trường công cụ phái sinh và CCPS ngoại hối trên nền tảng cơ sở lý luận về thị trường nói chung, phân tích các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường, định giá các công cụ phái sinh ngoại hối và cách thức giao dịch trên thị trường CCPS ngoại hối. Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích các điều kiện để phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối và sự cần thiết thị trường công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 52 - 55)