- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động
2.3.2. Thực trạng thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
2.3.2.1. Tỷ trọng và tốc độ tăng của thị trường công cụ phái sinh ngoại hối
Thị trường ngoại hối là một trong những thị trường phát triển sôi động nhất trên thế giới với doanh thu vài nghìn tỷ USD mỗi ngày, trong đó, tỷ lệ sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường này luôn chiếm tỷ trọng áp đảo. Nhìn vào bảng 2.6, ta thấy tỷ trọng của công cụ phái sinh ngoại hối trên thị trường ngoại hối nói chung luôn cao hơn 60%, gấp khoảng 1,6 đến gần 2 lần so với giao dịch ngoại hối giao ngay. Như đã phân tích ở phần 2.1.2.3, khoảng 71% doanh nghiệp trên thế giới thường xuyên đối mặt với rủi ro về lãi suất và 63% doanh nghiệp gặp rủi ro về ngoại hối. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối để phòng vệ rủi ro là 72%, mức cao nhất so với việc sử dụng công cụ phái sinh đối với các rủi ro khác như lãi suất, tín dụng, hàng hóa, chứng khoán. Tại các thị trường mới nổi, hoạt động giao dịch ngoại hối phái sinh chiếm tỷ trọng rất cao, gấp 2,3 lần so với thị trường ngoại hối cơ sở năm 2013. Tỷ trọng này còn cao hơn cả đối với các nước phát triển, chỉ gấp 1,5 lần vào năm 2013.
Bảng 2.6: Doanh số giao dịch trung bình ngày của thị trường ngoại hối toàn cầu Đơn vị tính: tỷ USD 2001 2004 2007 2010 2013 Giao ngay 386 631 1.005 1.488 2.046 Kỳ hạn 130 209 362 475 680 Hoán đổi 663 975 1.745 1.802 2.282 Quyền chọn 60 119 212 207 337 Tỷ trọng CCPS trên thị
trường ngoại hối (%) 68,9 67,4 69,8 62,5 61,7
Nguồn: BIS, Triennal Central Bank Survey, 2013
Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường ngoại hối nói chung và thị trường công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng vẫn mới chỉ phát triển ở mức độ thấp. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá lạ lẫm với các công cụ phái sinh và hầu hết các doanh nghiệp chưa từng sử dụng các công cụ này, mặc dù xét về mặt lịch sử phát
triển, các công cụ phái sinh đã manh nha xuất hiện ở thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy rõ, trên thị trường ngoại hối Việt Nam các giao dịch giao ngay vẫn chiếm tỷ trọng hoàn toàn áp đảo, trên 90% doanh số giao dịch toàn thị trường, trong khi các giao dịch phái sinh chiếm chưa tới 10%.
Bảng 2.7: Tỷ trọng giao dịch ngoại hối trên thị trường ngoại hối Việt Nam Đơn vị tính: phần trăm Năm Tỷ trọng giao dịch phái sinh(%) Tỷ trọng giao dịch giao ngay (%)
Tỷ trọng So với năm trước Tỷ trọng So với năm trước
2007 7,1 - 92,9 - 2008 7,4 + 4,2 92,6 - 0,3 2009 8,2 + 10,8 91,8 - 0,9 2010 7,5 - 8,5 92,5 + 0,8 2011 9,5 + 26,7 90,5 - 2,2 2012 8,3 - 12,6 91,7 + 1,3 2013* 8,5 + 2,4 91,5 - 0,2 2014* 8,8 + 3% 91,2 - 0,3
Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam, 2013, 2014: ước lượng của tác giả qua phỏng vấn chuyên gia
Năm 2011, thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam có mức độ tăng trưởng cao nhất, tăng 26,7% so với doanh số năm trước, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 9,5% tổng giá trị của thị trường. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối trên thế giới, nơi các giao dịch phái sinh chiếm tới hơn 60%. Đây cũng là đặc điểm của thị trường CCPS ngoại hối trong giai đoạn đầu phát triển. Việc các giao dịch ngoại hối giao ngay đang chiếm tỷ trọng lớn sẽ là tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường CCPS ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới. Hay nói cách khác, không thể có thị trường phái sinh phát triển nếu thiếu sự nhộn nhịp và năng động của thị trường ngoại hối cơ sở.
Nếu so tỷ trọng giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam với các nước có nền kinh tế mới nổi thì còn thấp hơn. Giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng CCPS trung bình tại các nước có nền kinh tế mới nổi (như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Brazil) là gần 70%, còn cao hơn cả tỷ trọng ở nhóm các nước phát triển (Bảng 2.8).
Bảng 2.8: Doanh số giao dịch ngoại hối trung bình ngày của các nền kinh tế mới nổi 2007 2010 2013 Tốc độ tăng từ 2010-13 Tỷ trọng ở nước mới nổi Tỷ trọng ở nước phát triển Tỷ USD %
Giao dịch phái sinh 299,2 380,3 535,5 40,8 69,3 60,4
Giao ngay 187,9 202,8 236,8 16,8 30,7 39,6
Tỷ lệ giữa CCPS và giao ngay
Các nước mới nổi 1,6 1,9 2,3 Các nước phát
triển
2,5 1,6 1,5
Nguồn: BIS, Triennal Central Bank Survey, 2013
2.3.2.2. Các công cụ phái sinh ngoại hối đang được các NHTM cung cấp
Nhìn bảng 2.9 có thể thấy rằng, công cụ kỳ hạn và hoán đổi là phổ biến nhất trong các các giao dịch phái sinh đối với tài sản cơ sở là tiền tệ đang triển khai tại các NHTM, trong đó, hoán đổi tiền tệ cũng mới chỉ áp dụng thuận chiều với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp các NHTM thừa ngoại tệ và có nhu cầu về nội tệ. Còn công cụ quyền chọn chỉ áp dụng giữa ngoại tệ với ngoại tệ, chứ chưa được áp dụng giữa ngoại tệ với nội tệ. Việc ngừng thí điểm quyền chọn nội tệ tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2009 và cũng chưa biết chính xác thời điểm nào thì các NHTM sẽ được tiếp tục triển khai trở lại công cụ phái sinh quyền chọn nội tệ. Đối với các giao dịch tương lai ngoại hối, nghiệp vụ này từng được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Techcombank và Ngân hàng TMCP Á Châu (2009), Ngân hàng TMCP Vietinbank (2013) và đến năm 2014 thì không có NHTM nào thực hiện nghiệp vụ tương lai tiền tệ. Theo thông tin trên website chính thức của các NHTM hiện nay chỉ còn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam công bố triển khai dịch vụ này nhưng không thấy ghi nhận phát sinh giao dịch vào các Báo cáo tài chính hàng năm.
Bảng 2.9 : Các công cụ phái sinh đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam
Ngân hàng Kỳ hạn Hoán đổi Quyền chọn Tương lai
Ng.tệ Khác L.suất Chéo Giá
HH
L.suất Ng.tệ HH Ng.tệ
BIDV x x x x x x Vietinbank x x x x Eximbank x x x x Techcomban k x LS x x x x ACB x x x VIB x x x Agribank x x x x MB x HH x x x x x
Nguồn: Tổng hợp từ thông tin dành cho Khối KHDN trên website các NHTMVN
Ngoài ra, một số Ngân hàng triển khai công cụ tài chính phái sinh có sự kết hợp với các sản phẩm, dịch vụ khác như cho vay, bảo hiểm tỷ giá, lãi suất tạo tiện ích cho khách hàng, đã được các khách hàng (DN) tham gia tích cực, thích hợp với điều kiện lãi suất và tỷ giá biến động thường xuyên. Điển hình như ngân hàng Eximank đã cung cấp một số sản phẩm phái sinh như:
- Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ: khách hàng được ngân hàng cho vay bằng VND với lãi suất ngoại tệ (số tiền cho vay này sẽ được xác định trước bằng một giá trị ngoại tệ khi ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân), khi thực hiện hợp đồng tín dụng, khách hàng trả nợ vay, lãi vay bằng VND theo tỷ giá ngoại tệ vào ngày trả nợ. Tham gia sản phẩm này khách hàng sẽ có lợi khi trả nợ, tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng tín dụng.
- Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ có bảo hiểm tỷ giá: Sản phẩm này giống như sản phẩm trên nhưng ngân hàng có thực hiện bảo hiểm tỷ giá cho DN, cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng trên 2% hoặc 3% so với tỷ giá tại thời điểm giải ngân thì khách hàng chỉ phải thanh toán cho ngân hàng số tiền VND tương ứng với mức tăng tỷ giá 2% - 3%, phần vượt ngân hàng chịu. Với sản phẩm này, khách hàng có thể tính toán được trước mức tối đa mà khách hàng phải thanh toán do tỷ giá tăng.
2.3.2.3. Cơ cấu doanh số giao dịch phái sinh ngoại hối
Nhìn vào số liệu tổng hợp ở bảng 2.10, ta nhận thấy, doanh số thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam chủ yếu bao gồm 2 nghiệp vụ là kỳ hạn tiền tệ và
hoán đổi tiền tệ. Trong đó, tỷ trọng giá trị các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ so với hoán đổi tiền tệ vẫn có phần trội hơn, đặc biệt là vào các năm 2008 (68,7%), năm 2011 (78%). Các nghiệp vụ khác như quyền chọn tiền tệ, tương lai tiền tệ và hoán đổi lãi suất chỉ được thực hiện tại một số ngân hàng, doanh số giao dịch không cao và tần suất không đều đặn và liên tục. Từ khi xuất hiện chính thức đến nay, doanh số giao dịch của các công cụ phái sinh rất khiêm tốn, chủ yếu dựa trên những chương trình triển khai áp dụng thí điểm của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xét theo giá trị của các hợp đồng công cụ phái sinh (bao gồm hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn tiền tệ, tương lai tiền tệ và hoán đổi lãi suất), quy mô thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhỏ và chưa thể hiện xu hướng tăng trưởng chung của thị trường thế giới.
Bảng 2.10: Cơ cấu công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam Đơn vị tính: triệu VND, % 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kỳ hạn tiền tệ Giá trị 12.370.98 4 9.534.626 26.354.979 80.241.82 2 32.212.88 3 32.204.57 8 33.360.23 9 Tỷ trọng 68,7 28 35,5 78 51,6 49 33,8 Hoán đổi tiền tệ Giá trị 5.505.882 18.369.18 8 10.637.478 22.704.49 4 27.967.86 8 29.134.84 1 60.879.74 2 Tỷ trọng 30,6 53,9 14,3 22 44,8 44,82 61,6 Quyền chọn Giá trị 144.049 954.7832 33.444.926 - 1.663.276 3.565.503 4.499.961 Tỷ trọng 0,8 2,8 45 0 2,7 5,48 4,56 Tương lai Giá trị - 3.320.280 - - - 2.981 - Tỷ trọng 0 9,8 0 0 0 0,005 0 Hoán đổi lãi suất Giá trị 5.195 1.877.790 3.850.967 - 545.636 97.091 48.545 Tỷ trọng 0,03 5,5 5,2 0 0,87 0,15 0,05 Tổng 18.026.110 34.056.667 74.288.350 10.2946.316 62.389.663 65.004.994 98.788.487
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM Việt Nam
Bảng 2.11 thể hiện giá trị các hợp đồng phái sinh tiền tệ tại một số NHTM Việt Nam. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ và tương lai tiền tệ chỉ được thực hiện ở
một vài ngân hàng và cũng không diễn ra đều đặn, liên tục. Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2014, giao dịch quyền chọn được triển khai tại Ngân hàng TMCP Eximbank (2008), Ngân hàng TMCP Sacombank (2012, 2013, 2014) và Ngân hàng TMCP Á Châu (2008, 2009, 2010, 2013, 2014). Như vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sacombank là hai đơn vị triển khai tương đối thường xuyên giao dịch quyền chọn. Trong khi đó, nghiệp vụ tương lai tiền tệ được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Techcombank và Ngân hàng TMCP Á Châu (2009), Ngân hàng TMCP Vietinbank (2013) và đến năm 2014 thì không có NHTM nào thực hiện nghiệp vụ tương lai tiền tệ. Năm 2011 được xem là năm có doanh số cao nhất trên thị trường CCPS ngoại hối với giá trị 102.946.316 triệu VND, nhưng sau đó lại sụt giảm xuống gần một nửa vào năm 2012. Đến năm 2013, thị trường có tăng trưởng nhẹ so với năm 2012 với doanh số là 65.004.994 triệu VND và sang năm 2014 thì toàn thị trường đạt doanh số giao dịch là 98.788.487 triệu VND, tăng gần 52% so với năm 2013. Đáng chú ý hơn cả là trong năm 2014, NHTMCP Công thương Việt Nam không ghi nhận phát sinh mới các giao dịch ngoại hối phái sinh, từ các nghiệp vụ đơn giản như kỳ hạn cho đến các nghiệp vụ phức tạp như hoán đổi và quyền chọn.
Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của thị trường CCPS ngoại hối nhằm chấn chỉnh lại các giao dịch ngoại hối được triển khai không đúng với mục đích ban đầu là phòng vệ rủi ro về tỷ giá. Đơn cử như Văn bản số 1820/NHNN- QLNH do Ngân hàng Nhà nước đã ban hành ngày 18/3/2009, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ- nội tệ. Năm 2009 được coi là năm thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa trong và ngoài hệ thống có lúc lên tới mấy nghìn đồng mỗi USD. Nhiều doanh nghiệp dưới sự tư vấn của ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng quyền chọn mua/bán ngoại tệ dưới hình thức
quyền chọn kiểu Mỹ, là loại hợp đồng có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng chứ không cần chờ đến thời điểm đáo hạn. Như vậy, trong các hợp đồng này, hai bên ký với nhau giá mong muốn, cộng với phí quyền chọn và không chờ đến thời điểm đáo hạn, hai bên sẽ tất toán luôn. Nhờ đó, hai bên thoải mái giao dịch với nhau ở mức giá như ngoài thị trường tự do
nhưng vẫn không vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước, và lúc đó, tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước chẳng còn có ý nghĩa. Ví dụ, vào thời điểm năm 2009, tỷ giá USD/VND kịch trần của NHNN là 18.700, giá tự do là 19.700 thì hợp đồng vẫn ký là 18.700 nhưng doanh nghiệp phải trả thêm mức phí quyền chọn là 1.000 VND/USD và tất toán hợp đồng. Để tránh việc các NHTM và các doanh nghiệp bắt tay nhau cùng nhau vượt trần tỷ giá quy định, NHNN đã ban hành văn bản Quyết định số 1820 chỉ cho phép các NHTM thực hiện quyền chọn ngoại tệ.
Liên quan đến giao dịch hoán đổi ngoại tệ, ngày 21/5/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 09/VBHN-NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN với các NH để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam cho các NH trong trường hợp thiếu hụt tạm thời vốn khả dụng nhằm điều hành thị trường tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ được thực hiện thông qua việc NHNN thỏa thuận mua đô-la Mỹ của các ngân hàng theo hình thức giao ngay, đồng thời bán lại lượng đô-la Mỹ đó cho các ngân hàng sau một thời gian nhất định theo hình thức kỳ hạn với các kỳ hạn 7 ngày, 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày.
Mới đây nhất, NHNN vừa ban hành Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM và chi nhánh NH nước ngoài, có hiệu lực từ ngàu 2/3/2015 và thay thế cho Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN về giao dịch hoán đổi lãi suất. Theo đó, giao dịch hoán đổi lãi suất được định nghĩa lại, đồng thời được mở rộng thành sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap) và sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap). Sản phẩm hoán đổi lãi suất cùng sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate) và sản phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option) được gộp chung trong một khái niệm mới là “sản phẩm phẩm phái sinh lãi suất”. Theo đó, sản phẩm phái sinh lãi suất là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về lãi suất. Hoạt động cung ứng dịch vụ này chỉ có thể được thực hiện bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối tượng khách hàng hướng tới là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo Luật các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Bảng 2.11: Giá trị hợp đồng giao dịch phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: triệu VND
STT T
Ngân hàng Công cụ phái
sinh
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 Vietcombank Kỳ hạn tiền tệ 1.999.232 - 145.704 1.564.226 11.506.39