- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động
3.1.2. Các xu hướng chính trong phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giớ
ngoại hối trên thế giới
3.1.2.1 Thị trường công cụ phái sinh ngoại hối phi tập trung vẫn sẽ là trung tâm của thị trường phái sinh ngoại hối toàn cầu
Trong năm 1987, số hợp đồng lãi suất, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ và hợp đồng quyền chọn lãi suất lưu hành trên thị trường OTC lớn hơn 20% so với số lượng lưu hành thị trường chứng khoán phái sinh có tổ chức, nhưng đến năm 1995 thì lớn hơn tới 95% (BIS, 1996). Trong năm 1995, doanh thu của các sàn giao dịch công cụ phái sinh lớn trên thế giới như Sở giao dịch Bắc Mỹ, Sở giao dịch Châu Âu, Sở giao dịch Châu Á Thái Bình Dương đều giảm, trong khi hoạt động của thị trường phái sinh phi tập trung tăng hơn 40%. Đến năm 2013, quy mô giao dịch của thị trường CCPS phi tập trung đạt 710.182 tỷ USD, gấp gần 10 lần quy mô thị thị trường tập trung với 64.628 tỷ USD (BIS, 2015a); trong khi đó quy mô giá trị danh nghĩa của thị trường OTC năm 2013 đạt 70.552 tỷ USD, gấp hơn 200 lần so với thị trường tập trung chỉ đạt 384 tỷ USD, một tỷ lệ áp đảo. Xu hướng tăng này vẫn còn tiếp tục khi nhìn vào kết quả dự báo quy mô của hai thị trường. Điều này là do thị trường công cụ phái sinh phi tập trung đa dạng hơn về chủng loại công cụ phái sinh cung cấp cho khách hàng, các điều khoản của hợp đồng có tính mềm dẻo và tùy biến theo từng nhu cầu của khách hàng và cũng thỏa mãn đủ các mục đích tham gia thị trường là phòng vệ rủi ro, đầu tư hay đầu cơ. Do vậy, có thể khẳng định thị trường công cụ phía sinh phi tập trung toàn cầu vẫn sẽ phát triển vượt trội hơn thị trường chứng khoán phái sinh có tổ chức.
3.1.2.2. Xu hướng hợp nhất các thị trường công cụ phái sinh
Xu hướng thứ hai của thị trường CCPS toàn cầu là mua lại và sáp nhập các thị trường với các tài sản cơ sở khác nhau, các công cụ phái sinh khác nhau.
Sở giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Board of Trade-CBOT) do những nhà sản xuất và buôn bán ngũ cốc thành lập từ năm 1848, Sở giao dịch New York (New York Mercantile Exchange) do những nhà sản xuất và buôn bán sữa thành lập năm 1872 và Sở giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange-CME) do những người sản xuất và buôn bán bơ và trứng thành lập năm 1898. Năm 2007, tập đoàn
CME hoàn tất việc sáp nhập Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT); đến năm 2008, mua lại thành công Sở giao dịch New York, năm 2011 triển khai thành công dịch vụ thanh toán bù trù thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ CME đặt tại Châu Âu và đến năm 2012, mua lại thành công Sở giao dịch hàng hóa Kansas (Kansas City Board of Trade). Hiện nay, tập đoàn CME có thể coi là thị trường công cụ phái sinh năng động, đa dạng và lớn nhất toàn cầu với khoảng 3 tỷ hợp đồng trị giá xấp xỉ 1 triệu tỷ USD mỗi năm. CME là nơi tập trung đông đảo người mua và người bán, từ những nhà đầu tư cá nhân, các công ty và các tổ chức có nhu cầu về phòng vệ rủi ro hay tìm kiếm lợi nhuận bằng việc chấp nhận rủi ro. Thông qua việc sáp nhập các thị trường công cụ phái sinh hàng đầu, tập đoàn CME có khả năng cung cấp tất cả các sản phẩm phái sinh (từ các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn trên lãi suất, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, năng lượng, nông sản, kim loại, chỉ số thời tiết và bất động sản).
Sự hợp nhất các thị trường chứng khoán phái sinh có tổ chức được minh hoạ bằng sự gia tăng không ngừng việc kết nối giao dịch giữa các sàn giao dịch với nhau. Tại Châu Âu, sự hợp nhất cũng đã xuất hiện thông qua việc mua lại và sáp nhập các sàn giao dịch nhằm trở thành đối trọng với các sàn giao dịch hàng hóa tại Mỹ, tăng sức cạnh tranh. Ví dụ, tại London, sàn London International Financial Futures and Options Exchange (LIFFE) mua lại sàn giao dịch hàng hoá London đã làm tăng đáng kể danh mục các công cụ phái sinh giao dịch trên hai sàn này. Đầu năm 2013, Sở giao dịch chứng khoán Osaka và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã hợp nhất thành Tập đoàn Sở Giao dịch Nhật Bản (Japan Exchange Group- JPE) với hy vọng sẽ tăng thu từ phí giao dịch nhờ vào việc cải tiến các tiện ích cho người dùng, tăng doanh thu niêm yết từ việc thu hút các doanh nhiệp IPO trong và ngoài nước tiến hành niêm yết trên sàn, mở rộng nhu cầu cho các dịch vụ thông tin, giảm chi phí hoạt động. Tháng 3 năm 2014 Osaka Giao dịch Chứng khoán Co., Ltd được đổi tên thành Osaka Exchange, Inc và thị trường phái sinh Tokyo đã được tích hợp vào trong thị trường Osaka; còn cơ quan quản lý Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange Regulation) đổi thành cơ quan quản lý Sàn giao dịch Nhật Bản (Japan Exchange Regulation). JPX hướng đến một thị trường CCPS đa dạng, thực hiện giao dịch phái sinh quyền chọn và tương lai đối cổ phiếu, trái phiếu, chỉ
số chứng khoán. Tại Trung Quốc, vào khoảng những năm 1990 các Sàn giao dịch hàng hóa được thành lập ồ ạt và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ổn định và bền vững của toàn thị trường. Trung Quốc ngay sau đó đã tiến hành cơ cấu lại hầu hết các sàn giao dịch trên thị trường theo hướng mua lại hoặc sáp nhập các sàn giao dịch nhỏ lại với nhau; nếu các sàn giao dịch nhỏ, hoạt động không hiệu quả và không được mua lại hoặc sáp nhập thì buộc phải giải thể.
3.1.2.3. Xu hướng tiêu chuẩn hoá sản phẩm trên thị trường công cụ phái sinh
Hiện nay, trên thị trường phi tập trung, các công cụ phái sinh hoán đổi đang chiếm ưu thế lớn và sẽ dần được tiêu chuẩn hóa. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, xuất hiện rõ rệt hơn khuynh hướng tiêu chuẩn hoá các sản phẩm phái sinh nhằm giảm rủi ro cho các bên tham gia vào hợp đồng. Do một số các công cụ phái sinh giao dịch trên thị trường phi tập trung có đặc điểm vận dụng khá phức tạp, nhất là các công cụ có cấu trúc đặc biệt như các công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) thì việc tiêu chuẩn hóa sẽ giúp các đối tượng của hợp đồng dễ hiểu hơn, giúp các giao dịch thuận lợi và tính thanh khoản cao hơn. Ấn Độ là một trong những quốc gia có thị trường CCPS ngoại hối non trẻ, nhưng doanh số giao dịch hàng năm đang tăng lên nhanh chóng và nước này đang hướng đến việc quản lý thị trường CCPS phi tập trung bằng cách tiêu chuẩn hóa các sản phẩm giao dịch.
Ngoài ra, nhiều sàn giao dịch phái sinh lớn trên thế giới cũng đồng thời cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ đối với các giao dịch phái sinh trên thị trường phi tập trung, nhằm giảm bớt rủi ro về tín dụng cho các thị trường phi tập trung. Tập đoàn CME năm 2012 đã bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường phi tập trung thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ đặt tại London (Anh).