Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 136 - 143)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

3.5.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.5.1.1 Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể coi là cơ quan chủ quản đối với các giao dịch ngoại hối, do vậy, cơ quan này cần hoàn chỉnh các văn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch phái sinh hàng hóa, tiền tệ, lãi suất phát triển. NHNN cần đánh giá các công cụ phái sinh trên cả hai mặt tích cực và hạn chế,

xem xét mở rộng phạm vi thực hiện các công cụ phái sinh, đồng thời có giải pháp hạn chế những nhược điểm của sản phẩm này.

Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện theo hướng tránh mâu thuẫn và xung đột trong các quy định về cùng một giao dịch; cần đồng bộ hóa các văn bản pháp lý liên quan. Ngoài ra, việc ban hành các văn bản mới cần phải chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng đưa quá nhiều văn bản hướng dẫn, giải thích dễ tạo ra sự mâu thuẫn, dư thừa. Một quyết định khi được ban hành phải dễ dàng thực hiện, không chỉ đợi văn bản hướng dẫn thi hành, như vậy sẽ mất thời gian và giảm hiệu quả của văn bản. Các quyết định khi được ban hành phải được luật hóa, có chế tài chặt chẽ để bảo vệ người kinh doanh đồng thời có tác dụng răn đe những người vi phạm. Không nên tiếp tục để xẩy ra tình trạng NHNN không quản lý được việc triển khai công cụ phái sinh nào đó thì lập tức cấm như trường hợp với quyền chọn ngoại tệ- nội tệ vào năm 2009. NHNN cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định liên quan đến kinh doanh tiền tệ, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ theo xu hướng hội nhập quốc tế phù hợp điều kiện kinh tế Việt Nam trong từng thời kỳ. Ngoài ra, NHNN cần tăng cường giám sát rủi ro từ xa qua hệ thống thông tin báo cáo của các NHTM và kiểm tra tại chỗ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro kinh doanh tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

Cụ thể, tác giả đề xuất một số sửa đổi đối với các quy định pháp lý hiện hành như sau:

a. Đối với giao dịch kỳ hạn

- Nới rộng hoặc dỡ bỏ kỳ hạn tối đa của hợp đồng kỳ hạn:

Hiện nay, giao dịch kỳ hạn có kỳ hạn tối thiểu là 3 ngày và đối đa là 365 ngày nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp vẫn có những khoản đầu tư, khoản thu hay chi bằng ngoại tệ có thời hạn dài hơn 365 ngày, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì họ không thể thực hiện được. Do đó, để các chủ thể tham gia giao dịch chủ động trong việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn, NHNN cần dỡ bỏ kỳ hạn tối đa của hợp đồng.

Mặc dù công thức tính tỷ giá kỳ hạn hiện nay được xác định dựa vào tỷ giá giao ngay, kỳ hạn hợp đồng và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền liên quan. Nhưng trên thực tế hiện nay, theo Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN, đối với cặp tỷ giá USD/VND, lãi suất được sử dụng để tính tỷ giá kỳ hạn là lãi suất cơ bản của VND và lãi suất mục tiêu của USD. Lãi suất cơ bản VND và lãi suất mục tiêu của USD nhiều khi không phản ánh đúng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của VND và USD, là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn và dẫn đến việc tỷ giá kỳ hạn không sát với thực tế.

Để cách tính tỷ giá kỳ hạn có hiệu quả và phản ánh đúng diễn biến thị trường, NHNN nên để các NHTM tự xác định tỷ giá kỳ hạn dựa trên các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của thị trường vì đây là tỷ giá kinh doanh của NHTM. Khi đưa ra tỷ giá kỳ hạn, các ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng bởi vì lúc này các ngân hàng phải cạnh tranh nhau để đưa ra mức giá phù hợp nhất, bởi lẽ nếu tỷ giá kỳ hạn do NHTM đưa ra vượt mức khách hàng chấp nhận được thì khách hàng sẽ mua bán ngoại hối trên thị trường giao ngay và ngân hàng sẽ mất cơ hội kinh doanh.

b. Đối với giao dịch hoán đổi

Hiện nay các NHTM Việt Nam đang chủ yếu thực hiện hai loại sản phẩm giao dịch hoán đổi là hoán đổi hối đoái và hoán đổi lãi suất. Đối với hoán đổi hối đoái hay hoán đổi tiền tệ vẫn bị hạn chế đối tượng tham gia, chỉ bao gồm NHNN và NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu một chiều về thiếu hụt vốn VND của các NHTM. NHNN nên tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối với mục đích kiểm soát nguồn vốn khả dụng bằng cách cho phép các NHTM thực hiện hoán đổi hai chiều với NHNN, khi thiếu hoặc thừa vốn khả dụng bằng VND, các NHTM đều có thể linh hoạt sử dụng giao dịch này để đáp ứng nhu cầu của mình. Ngoài ra, trong thực tế, nhu cầu về hoán đổi ngoại tệ cũng xẩy ra với các doanh nghiệp XNK thực hiện đồng thời cả hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu, ví dụ như nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm. Do vậy, NHNN cần xem xét mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối giữa NHTM và các DN và đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất, NHNN mới ban hành thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản

phẩm phái sinh lãi suất của NHTM và chi nhánh NH nước ngoài, theo đó, sản phẩm hoán đổi lãi suất không còn được định nghĩa riêng mà được xem là một sản phẩm phái sinh lãi suất, bên cạnh các sản phẩm phái sinh lãi suất khác là kỳ hạn lãi suất và quyền chọn lãi suất. Văn bản luật này của NHNN thể hiện xu hướng tiệm cận của các quy định của Việt Nam với các thông lệ và thực tiễn kinh doanh trên thế giới, nhằm giúp các NHTM có cơ sở để mở rộng các sản phẩm kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có thêm công cụ để phòng ngừa rủi ro.

c. Đối với giao dịch quyền chọn

Hiện nay, các văn bản pháp lý quy định chi phối các giao dịch quyền chọn không nhiều, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể cách thực hiện từ NHNN cũng như các văn bản pháp lý từ phía Chính phủ nhằm chi phối, điều tiết, hướng dẫn thực hiện các giao dịch quyền chọn ngoại tệ. Cụ thể, hiện nay các NHTM đang phải dừng lại không được triển khai tiếp CCPS quyền chọn ngoại tệ- nội tệ và các điều kiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ còn quá chặt và cứng nhắc. NHNN nên cho phép cả doanh nghiệp và cá nhân tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ, đặc biệt là quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Mở rộng kỳ hạn giao dịch và hạn mức doanh số giao dịch so với quy định thí điểm. Cho phép các tổ chức tín dụng khác ngoài ngân hàng thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ nhằm gia tăng số lượng các nhà cung cấp, nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường. Trong thời gian tới, khi thị trường đạt đến một mức độ phát triển nhất định và VNĐ được tự do chuyển đổi thì NHNN nên cho phép các doanh nghiệp tham gia vào giao dịch với tư cách vừa là người mua vừa là người bán để góp phần thúc đẩy giao dịch quyền chọn phát triển. Một số nội dung tại Quyết định 62/2006/QĐ-NHNN (về vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đối tượng cung ứng và đối tượng sử dụng, điều kiện cụ thể về triển khai công cụ hoán đổi lãi suất) không phù hợp với Luật Các TCTD 2010 và với điều kiện thực tế hoạt động của TCTD nên phát sinh vướng mắc.

Dĩ nhiên mặt trái của quyền chọn là yếu tố đầu cơ rất cao nên để hạn chế một phần nào đó rủi ro từ hoạt động đầu cơ tiền tệ lên chính sách tỷ giá, NHNN có thể nghiên cứu một trong các quy định sau:

- Quy định về giới hạn khối lượng giao dịch mua bán: Quy định này nhằm giới hạn các nhà đầu tư mua vào hay bán ra một số lượng giao dịch quá lớn làm cho thị trường bị xáo trộn hay bóp méo.

- Nếu đưa vào áp dụng trở lại quyền chọn VND và ngoại tệ, NHNN có thể không cần quy định cứng về trần và sàn tỷ giá nhằm hạn chế mục đích đầu cơ; thay vào đó có thể cho các NHTM nghiên cứu và triển khai các quyền chọn ngoại lai như quyền chọn kiểu châu Á, quyền chọn giới hạn.

Mới đây, trong Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM và chi nhánh NH nước ngoài có đưa thêm sản phẩm mới là quyền chọn lãi suất, bao gồm quyền chọn lãi suất giới hạn trần và quyền chọn lãi suất giới hạn sàn. Hai sản phẩm phái sinh quyền chọn này chính là quyền chọn giới hạn mà tác giả cũng đã đề xuất áp dụng đối với tài sản cơ sở là ngoại tệ hoặc VND như ở trên.

d. Đối với giao dịch tương lai

Giao dịch tiền tệ tương chỉ được tiến hành trên thị trường chính thức, phải có trung tâm giao dịch và Sở giao dịch quản lý hoạt động của trung tâm này, do vậy, các giao dịch hiện nay là do thực hiện trên các sàn giao dịch nước ngoài. Theo Đề án về xây dựng và phát triển thị trường CKPS, các CCPS tương lai tiền tệ cũng sẽ được giao dịch trên Sàn giao dịch CKPS của Việt Nam. Do vây, NHNN phối hợp với UBCKNN ngay từ bây giờ cũng cần phải có kế hoạch cho việc ban hành một hệ thống văn bản pháp luật cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của thị trường này.

3.5.1.2. Ngân hàng Nhà nước nên đẩy nhanh việc nới rộng biên độ giao động và tiến đến áp dụng chế độ tỷ giá, lãi suất linh hoạt và tự do

Nhà nước nên dần nới lỏng vai trò điều hành của Nhà nước vào thị trường ngoại hối và thị trường tài chính nói chung. Hoạt động giao dịch phải thật sự có ý nghĩa trong điều kiện tình hình biến động của thị trường hoàn toàn khách quan. Khi các yếu tố như lãi suất, tỷ giá biến động khách quan theo thị trường thì lập tức các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ tự tìm đến và lựa chọn các công cụ phái sinh thích hợp để thực hiện những mục tiêu cụ thể của mình là kinh doanh hay hạn chế rủi ro

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN quy định biên độ dao động cho tỷ giá chính thức giữa USD/VND hằng ngày, biên độ được điều chỉnh qua từng thời kỳ. Chính quy định biên độ dao động này cùng tỷ giá áp đặt đã khiến cho tỷ giá không phản ánh chính xác cung cầu ngoại hối trên thị trường. Tại Việt Nam luôn xảy ra tình trạng khang hiếm ngoại tệ, cầu luôn lớn hơn cung, tỷ giá có khuynh hướng bị đẩy lên nhưng do bị chặn bởi biên độ dao động nên tỷ giá không thể cân bằng theo thị trường. Mặt khác, tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều, điều này kích thích những người đầu cơ vào cuộc, họ găm giữ ngoại tệ đồng thời tích cực mua vào và chờ giá lên để bán ra kiếm lời. Cầu trên thị trường lại càng tăng thêm, trong khi nguồn cung lại giảm do các chủ thể đầu cơ luôn trong tình trạng găm giữ ngoại tệ. Kết quả là cung cầu ngoại tệ trên thị trường càng căng thẳng kéo dài.

Do vậy, trong xu thế hội nhập, đối với thị trường ngoại hối, nhà nước nên dần thực hiện chính sách tự do hóa tỉ giá bằng cách dần dần nới rộng biên độ giao động của VNĐ với USD. Đến một thời điểm thích hợp, có thể xóa bỏ biên độ giao động tỉ giá hướng đến tự do hóa chuyển đổi tiền đồng Việt Nam. Mặt khác, chính sách tự do hóa bước đầu đối với lãi suất tín dụng trên thị trường vốn mang lại những hiệu quả tích cực, lãi suất ngày càng mang tính khách quan, phản ánh tương đối được thực trạng cung cầu vốn của thị trường. Với sự biến động của lãi suất tín dụng tác động đến thị trường ngoại hối và thị trường lãi suất mang tính khách quan hơn, đây sẽ là một tác nhân quan trọng kích thích các nhà đầu tư quan tâm đến các công cụ phái sinh lãi suất và hoán đổi ngoại tệ. Nếu tỷ giá được tự do biến động và thả nổi theo quan hệ cung cầu thì sẽ giảm thiểu được các thực trạng trên và sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Để được như vậy, NHNN cần phải:

- Đẩy mạnh hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tỷ giá giao dịch bình quân liên NH thể hiện đúng quan hệ cung cầu trên thị trường.

- Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn biên độ dao động khi hội đủ điều kiện về kinh tế và xã hội. NHNN không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ nên can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua vai trò người mua bán cuối cùng bằng nghiệp vụ thị trường mở.

NHNN nên thực hiện từng bước một với việc tiếp tục nới lỏng biên độ dao động tỷ giá hơn nữa để tỷ giá tiến gần với cung cầu thị trường.

- Tăng nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng về ngoại tệ như hiện nay, giảm sức ép tăng giá một chiều của tỷ giá. Để tăng nguồn cung ngoại tệ, cần tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Trước hết, NHNN cần phải tính toán để hình thành mức tỷ giá thực của thị trường, nới lỏng biên độ dao động đồng thời thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu ngoại tệ thông qua quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu lại các giao dịch ngoại thương. Nếu hiệu quả, tỷ giá sẽ không biến động một chiều, lúc này tâm lý chờ ngoại tệ tăng giá sẽ bị loại bỏ, việc nắm giữ ngoại tệ trở nên không an toàn, các chủ thể nắm giữ ngoại tệ sẽ bán ngoại tệ cho các NHTM như vậy lượng cung ngoại tệ sẽ tăng lên.

3.5.1.3. Xây dựng hành lang quản lý rủi ro về trạng thái ngoại hối mở

Hệ thống pháp luật là cơ sở quan trọng điều chỉnh các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và rào cản bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường. NHNN cần hoàn thiện cơ chế giám sát quy trình thực hiện và cung ứng các nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM theo chuẩn và thông lệ quốc tế. Trước mắt các ngân hàng vẫn phải tuân thủ quy định về tổng trạng thái ngoại hối cuối ngày của các ngân hàng không được vượt quá 30% vốn tự có theo Quyết định số 18/1998/QĐNHNN7 ngày 10/1/1998 và duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có theo quyết định số 1452. Xét trong điều kiện hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam có quy mô vốn còn nhỏ vì đặc tính của giao dịch quyền chọn mang tính đồn bẩy rất cao nên liều lĩnh cung cấp các hợp đồng quyền chọn không được bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì nguy cơ rủi ro sụp đổ trước biến động tỷ giá là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Hơn thế nữa các NHTM Việt Nam chưa được phép mua quyền chọn mà luôn ở vị thế bán quyền chọn, vị thế theo lý thuyết là lời giới hạn mà lỗ vô hạn.

3.5.1.4. Nghiên cứu áp dụng hợp đồng khung ISDA và hoàn thiện hệ thống

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 136 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w