- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động
3.3.6. Đánh giá các điều kiện phát triển thị trường CCPS tại Việt Nam
Qua phần phân tích về các điều kiện phát triển thị trường công cụ phái sinh tại Việt Nam, tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
(1) Nhu cầu về các công cụ phái sinh: Theo kết quả khảo sát về lý do các doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ phái sinh, 15/17 doanh nghiệp áp dụng các công cụ phái sinh là do tự nhận thức được lợi ích của các công cụ này, chỉ có 2/17 doanh nghiệp là do ngân hàng tư vấn. Điều này cũng được khẳng định khi 49,5% doanh nghiệp cho rằng, họ không tiếp cận được với các công cụ phái sinh là do các ngân hàng và các doanh nghiệp cung cấp không quảng bá về các công cụ này, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân khách quan (xem bảng 3.4), mặc dù các chuyên gia của các ngân hàng được phỏng vấn đều khẳng định đã làm tốt công tác truyền thông và quảng bá cho công cụ phái sinh. Điều này có nghĩa rằng, các ngân hàng cần đánh giá lại hiệu quả thực sự của hoạt động quảng bá các sản phẩm phái sinh đến các khách hàng và cần có những bước cải tiến tích cực hơn.
Như vậy, rõ ràng không phải là các doanh nghiệp thực sự không có nhu cầu áp dụng các công cụ phái sinh mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp sử dụng thiếu thông tin, chưa hiểu biết rõ cách thức áp dụng; đồng thời công tác quảng bá và cung cấp thông tin của ngân hàng đến cho các doanh nghiệp có nhu cầu chưa hiệu quả. Bản thân các ngân hàng cũng muốn cung cấp các công cụ phái sinh cho các doanh nghiệp, nhằm đa dạng hóa các dịch vụ của ngân
hàng, tăng nguồn thu đồng thời ngân hàng có thêm công cụ để quản trị rủi ro. Thực tế thì nhiều ngân hàng đã cung cấp rất nhiều các công cụ phái sinh nhưng lại không quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng và giới thiệu các tính năng về lợi ích cũng như là hạn chế của các công cụ phái sinh đó cho các doanh nghiệp. Hiện nay các ngân hàng và các doanh nghiệp cung cấp cũng chưa có kế hoạch hay chiến lược cụ thể về việc phát triển các công cụ phái sinh và phổ biến đến các doanh nghiệp khác có nhu cầu nên mức độ phổ biến các công cụ phái sinh vẫn còn rất hạn chế.
Bảng 3.4: Khó khăn của các doanh nghiệp khi tiếp cận các công cụ phái sinh Chỉ tiêu Khó khăn chủ quan Khó khăn khách quan từ NH/DN
cung cấp Chưa biết CCPS Chưa rõ lợi ích & mặt trái Thiếu thông tin Không có nhu cầu Không đa dạng CCPS Thủ tục phức tạp Không quảng bá Không có kế hoạch phát triển Số DN 51 41 25 17 17 21 52 28 Tỷ lệ % 48,6 39 23,8 16,2 16,2 20 49,5 26,7
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
(2) Tài sản cơ sở: Tài sản cơ sở cho các công cụ phái sinh ngoại hối chính là các ngoại tệ tự do chuyển đổi và đây cũng là điều kiện quan trọng để đa dạng các công cụ phái sinh và phát triển thị trường CCPS ngoại hối. Thị trường CCPS ngoại hối phát triển phải được dựa trên nền tảng thị trường ngoại hối cơ sở phát triển. Trong một thời gian dài, các giao dịch thanh toán quốc tế thông qua các NHTM Việt Nam chủ yếu được thực hiện bằng đô la Mỹ và Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ đô la hóa nền kinh tế. Trên thị trường ngoại hối giao ngay và trong hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ trọng giao dịch với đô la Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 60% (Lê Thị Anh Đào, 2011). Ngoài các ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam cũng được sử dụng trong các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi, nhưng vẫn còn bị hạn chế trong nhiều trường hợp như giao dịch trái chiều giữa NHNN và NHTM hay trong giao dịch quyền chọn.
(3) Điều kiện về thể chế, pháp lý: Việt Nam đang vận hành nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên về cơ bản các quy luật kinh tế và tài chính theo hướng thị trường đã được tôn trọng. Ví dụ, cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở
cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia; hoặc thị trường vốn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóa các loại hình hợp đồng tương lai khác nhau. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giao dịch tương lai các sản phẩm khác nhau được hình thành.
(4) Điều kiện vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực: Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất, nền tảng công cụ thông tin tại các NHTM Việt Nam cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch phái sinh ngoại hối. Tuy nhiên, các NHTM hiện nay chủ yếu đóng vai trò nhà tạo thị trường đối với các CCPS ngoại hối trên thị trường phi tập trung. Theo kết quả khảo sát, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin- kỹ thuật hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giao dịch phái sinh qua sàn giao dịch nên chưa đủ điều kiện để thành lập các sàn giao dịch tập trung ngoại hối như nhiều nước trên thế giới. Các sàn giao dịch tập trung hiện này chủ yếu được áp dụng đối với hàng nông sản và thép cuộn do các công ty, trung tâm điều hành. Còn về nguồn nhân lực tại các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh phái sinh ngoại hối vẫn còn hạn chế về trình độ kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn.
(5) Các công cụ phái sinh: Các CCPS chưa đa dạng và nhiều như trên thị trường thế giới, tuy vậy, bước đầu các CCPS đã hình thành đủ để đáp ứng những nhu cầu đầu tiên về phòng vệ rủi ro tỷ giá. Tuy vậy, mức độ phổ biến của các công cụ này là không giống nhau. Công cụ kỳ hạn và hoán đổi khá phổ biến trên thị trường công cụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, ngoại hối; trong khi công cụ tương lai và quyền chọn được sử dụng rất hạn chế. Việt Nam cũng chưa thiết kế và áp dụng các kiểu quyền chọn ngoại lại để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-tài chính của đất nước.