- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động
3.1.1. Dự báo quy mô phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới và Việt Nam
thế giới và Việt Nam
3.1.1.1. Dự báo quy mô thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới a. Cơ sở dự báo
Nhằm dự báo xu hướng tăng tưởng thị trường công cụ phái sinh thế giới, tác giả sử dụng mô hình dự báo ARIMA và phần mềm SPSS với chuỗi số liệu về quy mô của thị trường được tính theo giá trị danh nghĩa của các hợp đồng đang còn hiệu lực (đối với cả thị trường tập trung và phi tập trung) và đo lường mức độ rủi ro của thị trường thông qua chỉ tiêu về giá trị thị trường của các giao dịch trong kỳ đối với thị trường phi tập trung.
b. Kết quả dự báo
Kết quả dự báo về quy mô thể hiện ở hai thị trường chính là thị trường tập trung và thị trường phi tập trung theo chỉ tiêu tổng giá trị các hợp đồng còn hiệu lực. Đối với thị trường phi tập trung, tác giả dự báo tổng giá trị thị trường của các giao dịch theo năm để đánh giá mức độ rủi ro của thị trường.
Kết quả dự báo cho thấy quy mô thị trường công cụ phái sinh tập trung sẽ đạt 487,71 tỷ USD vào năm 2015 và đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 510 tỷ USD. Đồ thị kết quả dự báo quy mô thị trường công cụ phái sinh tập trung có dạng tuyến tính và dốc ngược lên phía trên, cho thấy xu hướng phát triển tăng đều của thị trường này từ năm 2014 đến năm 2020. Như vậy, triển vọng phát triển thị trường công cụ phái sinh tập trung đến năm 2020 tương đối khả quan.
Tương tự, theo kết quả dự báo, tổng giá trị các hợp đồng còn hiệu lực trên thị trường công cụ phái sinh phi tập trung vào năm 2015 sẽ đạt xấp xỉ 77.027 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ là một thị trường khổng lồ với doanh số đạt gần 100.000 tỷ USD. Nhìn vào biểu đồ 3.2, mô tả kết quả dự báo tăng trưởng quy mô của thị trường công cụ phái sinh ngoại hối phi tập trung đến năm 2020 vẫn thể hiện xu hướng tăng của thị trường này.
Biểu đồ 3.1: Dự báo xu hướng thị trường CCPS ngoại hối tập trung đến năm 2020
Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS Biểu đồ 3.2: Dự báo xu hướng thị trường CCPS ngoại hối phi tập trung đến 2020
Như vậy, xu hướng của thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới là tiếp tục tăng trưởng, cả ở thị trường tập trung và phi tập trung. Tuy nhiên, quy mô thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối phi tập trung vẫn lớn hơn nhiều so với thị trường ngoại hối tập trung.
3.1.1.2. Dự báo quy mô thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
Thị trường công cụ phái sinh tại Việt Nam mới chỉ manh nha hình thành và phát triển ở mức độ thấp, số liệu thống kê về các giao dịch phái sinh ngoại hối chưa được thống kê một cách liên tục trong nhiều năm nên tác giả không thể tiến hành dự báo cho thị trường công cụ phái sinh Việt Nam bằng mô hình ARIMA như trường hợp thị trường CCPS ngoại hối thế giới. Số liệu thống kê mà tác giả thu thập được từ năm 2008 đến năm 2014 về quy mô các giao dịch phái sinh ngoại hối của các NHTM tại Việt Nam cho thấy, thị thường CCPS ngoại hối đang trong xu hướng tăng trưởng, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chưa cao và chưa ổn định. Do vậy, tác giả dự báo quy mô thị trường dựa trên kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực phái sinh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam.
Theo các chuyên gia, tốc độ trưởng của thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam vẫn ở mức thấp, khoảng 5-10%/năm. Quy mô giao dịch phái sinh ngoại hối tại Việt Nam năm 2014 đạt 98.788 tỷ VND (tổng hợp theo các báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM). Như vậy, dự báo đến năm 2020, quy mô các giao dịch phái sinh ngoại hối tại Việt Nam ước đạt từ 123.485 tỷ VND đến 148.182 tỷ VND.
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế và tài chính thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế theo hướng thị trường và tăng cường sự phát triển đồng bộ của toàn bộ hệ thống, bao gồm các thị trường tài sản cơ sở và thị trường công cụ phái sinh. Theo các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam phải tiến hành mở cửa các dịch vụ tài chính, trong đó sẽ tự do hóa việc kinh doanh các công cụ thị trường tiền tệ, ngoại hối, các công cụ tỷ giá và lãi suất (bao gồm cả các công cụ phái sinh trên lãi suất và tỷ giá). Do vậy, dự báo trong thời gian tới, thị trường công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng tại Việt Nam sẽ phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phòng vệ rủi ro tỷ giá và lãi suất cũng như đầu tư của các đối tượng tham gia thị trường.