Các loại giao dịch trên thị trường công cụ phái sinh ngoại hố

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 35 - 38)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

1.2.3Các loại giao dịch trên thị trường công cụ phái sinh ngoại hố

1.2.3.1 Giao dịch kỳ hạn ngoại hối

Giao dịch kỳ hạn ngoại hối là giao dịch mà hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với một mức tỷ giá xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng và việc giao nhận/thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn có ngày giá trị sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng. Thông thường, hợp đồng ngoại hối kỳ hạn có các kỳ hạn 1, 2, 3, 6 tháng tới một năm. Tuy nhiên, hai bên giao dịch hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau một kỳ hạn lẻ phù hợp với nhu cầu của mình. Các bên tham gia hợp đồng bị ràng buộc bởi hợp đồng, bên bán có trách nhiệm phải bán và bên mua có trách nhiệm phải mua lượng ngoại hối đã thỏa thuận tại tỷ giá trong hợp đồng, cho dù tỷ giá tại thời điểm đáo hạn hợp đồng biến động tăng lên hay giảm xuống không như dự đoán. Do thời điểm ký kết hợp đồng và đáo hạn hợp đồng là không gần nhau nên giao dịch ngoại hối kỳ hạn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn giao dịch ngoại hối giao ngay.

1.2.3.2 Giao dịch tương lai ngoại hối

Giao dịch tương lai ngoại hối là giao dịch mà trong đó 2 bên thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng và việc chuyển giao và thanh toán ngoại tệ sẽ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. Về bản chất, giao dịch tương lai ngoại hối giống với giao dịch kỳ hạn ngoại hối và được giao dịch trên sàn tập trung. Giao dịch tương lai ngoại hối

chỉ có thể áp dụng đối với một số ngoại tệ nhất định (do Sàn giao dịch quy định) với sự quy chuẩn về quy mô hợp đồng, cách yết tỷ giá, mức biến động giá tối thiểu, tháng giao hàng, ngày giao hàng và ngày giao dịch cuối cùng. Khi giao dịch tương lai ngoại hối, các bên mua/bán phải tiến hành ký quỹ và tuân thủ quy trình thanh toán lãi (lỗ) hàng ngày bởi công ty thanh toán bù trừ, do vậy, sẽ hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Hầu hết các hợp đồng tương lai không kết thúc bằng việc giao hàng thực tế vào thời điểm đáo hạn hợp đồng như các hợp đồng kỳ hạn. Các bên mua bán của hợp đồng có thể kết thúc trạng thái của mình một cách dễ dàng bằng việc thực hiện một giao dịch đối ứng trước khi hợp đồng đáo hạn. Ví dụ, vào tháng 10 một nhà đầu tư mua hợp đồng tương lai GBP giao hàng vào tháng 12. Nếu nhà đầu tư muốn kết thúc hợp đồng trước khi hợp đồng đáo hạn vào tháng 12 thì anh ta có thể bán hợp đồng tương lai này trên sàn giao dịch và bằng cách đó nhà đầu tư đã có thể thoát khỏi nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

1.2.3.3 Giao dịch hoán đổi ngoại hối

Công cụ hoán đổi được sử dụng phổ biến trong giao dịch ngoại hối dưới hai hình thức sau: (1) giao dịch hoán đổi ngoại hối (foreign exhcange swap) và (2) giao dịch hoán đổi tiền tệ (currency swap). Xét về mặt ngữ nghĩa, giao dịch hoán đổi ngoại hối có nội hàm hẹp hơn so với hoán đổi tiền tệ.

Hoán đổi ngoại hối được hiểu là giao dịch trong đó một bên đồng ý bán cho bên kia một đồng tiền nhất định tại một thời điểm và đồng thời cam kết mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương lai với các mức tỷ giá được thỏa thuận từ trước. Trong giao dịch hoán đổi ngoại hối sẽ xẩy ra việc trao đổi thực sự giữa hai đồng tiền (chỉ trao đổi số tiền gốc) vào hai thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng với mức tỷ giá đã được xác định và thỏa thuận trước. Như vậy, hợp đồng hoán đổi ngoại hối bao gồm 2 hợp đồng, có thể kết hợp một hợp đồng ngoại hối giao ngay với một hợp đồng ngoại hối kỳ hạn (spot – forward swap) hoặc kết hợp hai hợp đồng ngoại hối kỳ hạn có các ngày giá trị khác nhau (forward –forward swap). Trong giao dịch hoán đổi ngoại hối, ta thấy chỉ xẩy ra hai lần trao đổi ngoại hối vào hai thời điểm đã được xác định rõ trong hợp đồng.

Giao dịch hoán đổi tiền tệ là cam kết của hai bên nhằm trao đổi các dòng lãi suất của các đồng tiền khác nhau trong một thời kỳ nhất định, đồng thời trao đổi số

tiền gốc vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng hoán đổi tiền tệ theo mức giá thỏa thuận trước (BIS, 2015); hoặc có thể số tiền gốc sẽ được trao đổi vào hai thời điểm xác định trước là lúc bắt đầu thực hiện hợp đồng và lúc đáo hạn hợp đồng (số tiền gốc cho cả hai đồng tiền phải được xác định sẵn từ trước). Nghĩa là, trong giao dịch hoán đổi tiền tệ, bên cạnh trao đổi lãi suất của hai đồng tiền khác nhau thì còn xẩy ra việc trao đổi số tiền gốc của hai đồng tiền này. Có thể thấy, giao dịch hoán đổi tiền tệ vừa giống với hoán đổi lãi suất, vừa giống với giao dịch ngoại hối. Điểm khác biệt giữa hợp đồng tiền tệ và hợp đồng hoán đổi lãi suất đó là hợp đồng hoán đổi lãi suất không yêu cầu các bên phải trao đổi số tiền gốc (vì chỉ hoán đổi lãi suất của một đồng tiền nên trao đổi số tiền gốc là vô nghĩa). Mặt khác, trong giao dịch hoán đổi tiền tệ sẽ xẩy ra việc hoán đổi hai luồng tiền (hoán đổi luồng lãi suất của hai đồng tiền có thể xẩy ra định kỳ theo thỏa thuận trước trong hợp đồng) và hoán đổi số tiền gốc của hai đồng tiền này.

1.2.3.4 Giao dịch quyền chọn ngoại hối

Giao dịch quyền chọn ngoại hối là giao dịch trong đó người mua hợp đồng quyền chọn có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với người bán quyền chọn, trong khi đó bên bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêu cầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Để dành quyền chọn mua/bán ngoại hối, người mua quyền phải trả một khoản chi phí nhất định (premium cost- phí quyền chọn) cho người bán quyền.

Người mua quyền (holder)- là người bỏ ra chi phí để có được quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán quyền thực hiện quyền chọn theo ý của mình. Người bán quyền (writer)- là người nhận chi phí mua quyền từ người mua quyền, do vậy, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. Tỷ giá thực hiện (exercise hay strike rate) – là tỷ giá sẽ được thực hiện nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn. Trong trường hợp quyền chọn mua (Call Option) tỷ giá thực hiện quyền chọn là tỷ giá tại đó người nắm giữ quyền chọn có quyền mua đồng tiền cơ sở từ người bán quyền chọn. Trong trường hợp quyền chọn bán (Put Option) tỷ giá thực hiện quyền chọn là tỷ giá tại đó người nắm giữ quyền chọn có quyền bán đồng tiền cơ sở cho người bán quyền chọn.

chọn bán (put options). Hợp đồng quyền chọn mua là hợp đồng trong đó người mua quyền có quyền, chứ không phải có nghĩa vụ, mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn đã được xác định trước. Hợp đồng quyền chọn bán là hợp đồng trong đó người mua quyền có quyền, chứ không phải có nghĩa vụ phải bán một lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước. Nếu tỷ giá biến động thuận lợi thì người mua quyền sẽ thực hiện hợp đồng, còn nếu không thì người mua quyền có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Ở đây cần phân biệt người mua hợp đồng với người mua tiền tệ; người bán hợp đồng với người bán tiền tệ. Người mua hợp đồng quyền chọn có thể là người mua tiền tệ hoặc người bán tiền tệ và ngược lại, người bán hợp đồng quyền chọn có thể là người bán tiền tệ hoặc người mua tiền tệ.

Hợp đồng quyền chọn ngoại hối là một trong các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư có thể khóa mức lỗ tối đa của mình bằng phí quyền chọn cho dù tỷ giá thời điểm thực hiện hợp đồng thay đổi bất lợi như thế nào so với giá ký kết trong hợp đồng. Còn các ngân hàng thương mại đóng vai trò là người tạo thị trường thì ngân hàng (1) có thể thu được lợi nhuận từ việc mua hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua và quyền chọn bán); (2) thu được lợi nhuận bằng cách thu phí quyền chọn khi bán các hợp đồng quyền chọn. Nếu lỗ ở hợp đồng quyền chọn mua thì các ngân hàng có thể bù đắp bằng lãi ở các hợp đồng quyền chọn bán và ngược lại.

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 35 - 38)