Trào lưu hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 50 - 52)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

1.4.1Trào lưu hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam

phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam

Trong lịch sử hình thành của thị trường này trên thế giới, các công cụ phái sinh xuất hiện lần đầu tiên do nhu cầu về phòng vệ rủi ro của những người nông dân, các nhà sản xuất và kinh doanh liên quan đến sự biến động giá cả các hàng hóa, sản phẩm của họ. Có thể thấy rằng, nếu ở đâu có nền kinh tế thị trường, ở đó có sự biến động không ngừng của các yếu tố như cung, cầu, giá cả và do vậy sẽ phát sinh nhu cầu chính đáng về phòng vệ rủi ro liên quan đến giá cả hàng hóa, sản phẩm của các nhà sản xuất/kinh doanh. Ngày nay, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau thông qua quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Không một nước nào có thể phát triển trong thế cô lập với thế giới, do vậy, các nước đều hướng đến việc mở cửa nền kinh tế, kéo theo sự chu chuyển của dòng hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước. Nhu cầu về trao đổi ngoại hối ngày càng tăng tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường ngoại hối, tạo sự đa dạng về các tài sản cơ sở cho thị trường công cụ phái sinh ngoại hối.

Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới từ ngày 11/1/2007, Việt Nam phải thực hiện các cam kết về mở cửa nền kinh tế, trong đó bao gồm cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Cụ thể, trong dịch vụ ngân hàng, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa đối với các lĩnh vực như “ngoại hối, các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp

đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn”. Việt Nam dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai, nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của cá nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của tổ chức cư trú và chỉ áp dụng biện pháp quản lý ngoại hối trong những trường hợp ngoại lệ nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia. Tỷ giá biến động theo cung cầu của thị trường sẽ làm gia tăng rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cũng như các ngân hàng và buộc họ phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro mà phổ biến nhất vẫn là thông qua các công cụ phái sinh ngoại hối. Như vậy, quá trình tự do hóa kiểm soát ngoại hối sẽ thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, đồng thời tạo động lực cho thị trường công cụ phái sinh ngoại hối.

Trong mối quan hệ tương hỗ, các công cụ phái sinh ngoại hối sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế và tài chính thế giới. Phát triển thị trường công cụ phái sinh nghĩa là Việt Nam đang đi đúng xu thế của nhiều nước phát triển trên thế giới. Thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trong nước liên thông được với thị trường công cụ phái sinh thế giới sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các nền kinh tế- tài chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phái sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các nhà sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư trong nước được tiếp cận với các công cụ phái sinh trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập quốc tế, thị trường công cụ phái sinh ngoại hối của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn có nguyên nhân từ bên ngoài, như tác động của các khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và khu vực, sự biến động của tỷ giá hối đoái hay lãi suất của ngoại tệ do các cú sốc về kinh tế hay các chính sách quản lý ngoại hối.

Nói tóm lại, trào lưu hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế tác động tích cực, đồng thời cũng tạo ra các thách thức cho sự phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam. Tuy vậy, Việt Nam tiếp tục theo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng nên vẫn phải tôn trọng và thừa nhận các yếu tố và quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường, đồng thời không thể nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường công cụ phái sinh ngoại hối thế giới, do

vậy, sự hình thành thị trường công cụ phái sinh tại Việt Nam dù sớm dù muộn cũng là một thực tế khách quan.

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 50 - 52)