Nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 115 - 119)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

3.3.1. Nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh

Một trong những điều kiện quan trọng để hình hành và phát triển thị trường công cụ phái sinh đó là nghiên cứu về nhu cầu về các công cụ phái sinh. Các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết như thế nào về các công cụ phái sinh, đã sử dụng công cụ phái sinh như là một biện pháp quản trị rủi ro hoạt động sản xuất của công ty hay chưa? Có hay không sự cần thiết phải phát triển các công cụ này ở Việt Nam? Để trả lời những vấn đề trên, tác giả đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ hiểu biết và nhu cầu của doanh nghiệp về các công cụ phái sinh. Đồng thời, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối và môi giới giao dịch phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để đánh giá về tình hình cung cấp các sản phẩm phái sinh của ngân hàng. Phần này sẽ nhấn mạnh đến việc tìm hiểu thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam và mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả này.

Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát 135 doanh nghiệp trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh, những khu vực được xem là có hoạt động kinh tế phát triển năng động của cả nước, trong khoảng thời gian từ tháng

6/2013 đến tháng 11/2013. Với 135 doanh nghiệp được khảo sát, tác giả thu về được 120 phiếu trả lời, trong đó có 105 phiếu trả lời hợp lệ.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 32 doanh nghiệp (chiếm 30,48%) trả lời có biết đến các công cụ phái sinh, 73 doanh nghiệp (chiếm 69,52%) chưa biết đến công cụ phái sinh này. Số lượng doanh nghiệp hoàn toàn không hiểu/chưa có kiến thức và thông tin về các công cụ phái sinh là 75 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có hiểu biết từ mức độ trung bình trở lên là 30 doanh nghiệp (chiếm 28,57%). Bảng 3.1 thể hiện chi tiết mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về công cụ phái sinh.

Bảng 3.1: Mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về công cụ phái sinh Loại hình DN Số lượng Hiểu

rất rõ Hiểu rõ Bình thường Không hiểu lắm Hoàn toàn không hiểu DNNN 18 1 1 5 5 6 DNTNTN 41 0 2 5 16 18 DNCPTN 5 0 1 2 2 0 DN có vốn ĐTNN 41 1 2 10 12 16 Tổng 105 2 6 22 35 40

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Số lượng doanh nghiệp có hiểu biết rõ về các công cụ phái sinh chỉ là 8/105 doanh nghiệp (chiếm 7,62%). Trong khi đó, có đến 11/18 (chiếm 61,11%) doanh nghiệp nhà nước, 34/41 (chiếm 78,05%) doanh nghiệp tư nhân trong nước, 28/41 (chiếm 68,29%) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn chưa có hiểu biết hoặc mới chỉ có kiến thức tối thiểu về các công cụ phái sinh này. Kết quả này cho thấy, khái niệm công cụ phái sinh còn khá xa lạ đối với hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, các doanh nghiệp Nhà nước và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp tại Việt Nam Loại hình DN Chưa

sử dụng

Đã sử dụng

Các công cụ phái sinh đã được sử dụng Kỳ hạn Tương

lai

Quyền chọn Hoán đổi

DNNN 15 3 2 0 0 1

DNTNTN 37 4 2 0 1 1

DNCPTN 3 2 2 0 0 1

Tổng 88 17 13 1 1 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Như vậy, rõ ràng tỷ lệ doanh nghiệp chưa từng sử dụng các công cụ phái sinh để thực hiện các chức năng như phòng vệ rủi ro biến động giá, đầu cơ, đầu tư còn lớn hơn rất nhiều. Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.2, chỉ có 17 doanh nghiệp trong tổng số 105 doanh nghiệp được khảo sát đã từng sử dụng các công cụ phái sinh, chiếm tỷ lệ 16,19%. Trong đó, có 9/64 doanh nghiệp của Việt Nam đã từng sử dụng các công cụ phái sinh (tương đương 14,06%), thấp hơn so tỷ lệ 8/41 (tương đương 19,51%) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng các công cụ này. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chú trọng áp dụng CCPS hơn so với các doanh nghiệp trong nước.

Trong số 17 doanh nghiệp đã từng sử dụng các công cụ phái sinh, có 13 doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn, 3 doanh nghiệp sử dụng hợp đồng hoán đổi, còn hợp đồng tương lai và quyền chọn mỗi loại có một lượt doanh nghiệp áp dụng. Hợp đồng kỳ hạn là công cụ phái sinh đơn giản và lâu đời nhất nên cũng dễ hiểu khi nó được nhiều doanh nghiệp áp dụng hơn là các công cụ phái sinh khác. Nhìn vào bảng 3.2 ta cũng thấy, chỉ duy nhất một doanh nghiệp đã từng áp dụng 2 loại hợp đồng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng chỉ mới bắt đầu làm quen với các công cụ phái sinh hoặc các công cụ phái sinh khác ở Việt Nam chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp.

Bảng 3.3: Tần suất và mục đích áp dụng công cụ phái sinh của các DN Chỉ tiêu Tần suất Mục đích sử dụng

1-2

lần/năm > 2 lần/năm Phòng ngừa rủi ro Đầu tư Đầu cơ Khác

Số lượng DN 12 5 12 4 1 1

Tỷ lệ % 11,43 4,76 66,67 22,23 5,55 5,55

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phái sinh với tần suất từ một đến hai lần trong một năm với mục đích chủ yếu là phòng vệ rủi ro về biến động giá hàng hóa, nguyên liệu đầu vào hoặc ngoại tệ, chiếm tỷ lệ 66,67%. Điều này cũng phù hợp khi kết quả phỏng vấn chuyên gia của các ngân hàng

thương mại cổ phần như BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Maritimebank, VIB đều cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo với công cụ chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn.

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công cụ phái sinh nhằm mục đích đầu cơ chiếm tỷ lệ rất thấp 5,55%. Trong khi đó, theo thống kê của Ngân hàng thanh toán bù trừ quốc tế (BIS), trên thị trường các công cụ phái sinh thế giới, chỉ có một phần rất nhỏ các hợp đồng tương lai được kết thúc bằng việc giao hàng thực sự, nghĩa là phần lớn các giao dịch tương lai sẽ là nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch giá và đầu cơ.

Theo kết quả khảo sát, 42/105 (chiếm 40%) doanh nghiệp mong muốn áp dụng công cụ phái sinh, trong khi có tới 63/105 (chiếm 60%) doanh nghiệp trả lời không có nhu cầu về việc áp dụng các công cụ phái sinh này. Tuy nhiên, khi tìm hiểu nguyên nhân thực sự của tình hình trên, kết quả khảo sát cho thấy, số lượng các doanh nghiệp thực sự không có nhu cầu về các sản phẩm phái sinh ít hơn nhiều, chỉ chiếm 16,2%; tương đương 83,8% doanh nghiệp có nhu cầu. Đa số các doanh nghiệp không tiếp cận được công cụ phái sinh là do các doanh nghiệp chưa biết đến công cụ này (chiếm 48,6%), tiếp đến là do chưa nhận thức rõ bản chất, lợi ích và mặt trái của của các công cụ phái sinh (39%), do không có thông tin (23,8%).

3.3.2. Tài sản cơ sở

Lịch sử phát triển thị trường công cụ phái sinh trên thế giới, đặc biệt là đối với thị trường tập trung, cho thấy các công cụ phái sinh đầu tiên thường có tài sản cơ sở là các sản phẩm nông nghiệp, tiếp đến là năng lượng, nguyên vật liệu; sau đó mới đến các sản phẩm tài chính như chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, tỷ giá, chỉ số.

Ở Việt Nam, thị trường ngoại hối cơ sở đang phát triển ở mức độ thấp. Mặc dù tỷ trọng giao dịch giao ngay chiếm tỷ trọng áp đảo trên thị trường ngoại hối nhưng doanh số giao dịch rất khiêm tốn. Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có đăng ký kinh doanh ngoại hối đều được phép thực hiện các giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai (đã trình bày kỹ ở chương 2, mục 2.3 của luận án này). Theo đó, hầu hết các Ngân hàng TMCP Việt Nam đã phát sinh doanh số giao dịch đối với hai CCPS chủ yếu là kỳ hạn và hoán đổi, nhưng doanh

số không cao. Giao dịch quyền chọn và tương lai tiền tệ được thực hiện nhưng không đều đặn và liên tục, và cũng chỉ phát sinh doanh số đối với một số NHTM có hoạt động CCPS khá nổi bật như NHTMCP Ngoại thương (VCB), NHTMCP Kỹ thương (Techcombank) và NHTMCP Á Châu.

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w