- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường CCPS ngoại hố
Thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới là một trong những thị trường phát triển sôi động nhất với doanh thu vài nghìn tỷ USD mỗi ngày. Tuy nhiên, thị trường công cụ phái sinh tiền tệ Việt Nam vẫn mới chỉ phát triển ở mức độ thấp. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá lạ lẫm với các công cụ phái sinh và hầu hết các doanh nghiệp chưa từng sử dụng các công cụ này, mặc dù xét về mặt lịch sử phát triển, các công cụ phái sinh đã manh nha xuất hiện ở thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam hầu hết được bắt đầu áp dụng từ những chương trình triển khai áp dụng thí điểm của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại.
Công cụ phái sinh kỳ hạn được đánh giá là công cụ phái sinh đơn giản nhất, dễ dàng áp dụng nhất và theo nghiên cứu về sự phát triển của các công cụ phái sinh nhiều nước trên thế giới thì công cụ kỳ hạn thường ra đời sớm hơn cả. Tại Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ trước, công cụ phái sinh kỳ hạn đã được áp dụng trong giao dịch tiền tệ tại các ngân hàng thương mại. Vào thời điểm đó, chưa có văn bản pháp lý cụ thể nào quy định về các giao dịch kỳ hạn ngoại hối, nhưng các ngân hàng vẫn thực hiện các giao dịch này dựa trên quy định tại điều 7, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 về việc các ngân hàng được phép kinh doanh sản phẩm tiền tệ.
Trên thực tế, trước thời điểm ban hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, tại Quyết định số 342/QĐ-NH7, ngày 13/10/1997 của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh ngoại tệ, đã đề cập đến việc xác định tỷ giá kỳ hạn (forward). Điều này cho thấy, cho dù chưa có văn bản pháp lý chính thức quy định về các giao dịch kỳ hạn ngoại hối, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã mặc nhiên thừa nhận tồn tại các giao dịch này tại các ngân hàng thương mại. Nghĩa là, thị trường công cụ phái sinh kỳ hạn tiền tệ manh nha hình thành từ rất sớm, trước khi có các quy định chính thức về thị trường này.
Một yếu tố quan trọng của thị trường công cụ phái sinh ngoại hối là cách xác định tỷ giá trong các giao dịch phái sinh. Tại Việt Nam, cách xác định tỷ giá kỳ hạn đã thay đổi nhiều theo thời gian, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường và dần tiệm cận với cách xác định tỷ giá phổ biến trên thế giới. Căn cứ vào cách tính tỷ giá kỳ hạn của Việt Nam so với thông lệ trên thế giới, ta có thể chia thành hai sự phát triển của công cụ phái sinh kỳ hạn ngoại hối thành hai giai đoạn: trước và sau năm 2004.
- Giai đoạn trước năm 2004:
Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch kỳ hạn trong giai đoạn trước năm 2004 mới chỉ được thể hiện dưới dạng các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhưng đã trở thành căn cứ chính thức đầu tiên và quan trọng cho các giao dịch kỳ hạn, như Quyết định số 342/QĐ-NH7, ngày 13/10/1997, Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998, Quyết định số 267/1998/QĐ-NHNN7
ngày 06/8/1998, Quyết định số 289/1998/QĐ-NHNN7 ngày 26/08/1998, Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999, Quyết định số 679/2002/QĐ- NHNN ngày 1/7/2002. Các văn bản này điều chỉnh những vấn đề sau:
Thứ nhất, phạm vi giao dịch hối đoái: Giai đoạn này, chỉ có NHTM và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển mới được phép cung cấp các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi cho khách hàng. Đối tượng khách hàng cũng bị giới hạn, theo đó các tổ chức kinh tế khác (không phải các pháp nhân Việt Nam) và cá nhân không được thực hiện giao dịch kỳ hạn và hoán đổi.
Thứ hai, về cách tính tỷ giá kỳ hạn: Theo QĐ số 342/QĐ-NH7 ngày 13 tháng 10 năm 1997 của NHNN, tỷ giá mua bán ngoại tệ (bao gồm cả mua bán ngoại tệ có kỳ hạn) do các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ được ấn định) trong phạm vi biên độ 10% (mười phần trăm) so với tỷ giá chính thức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Đến ngày 10/1/1998 trong Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7, NHNN Việt Nam ban hành công thức tính tỷ giá kỳ hạn áp dụng trong kinh doanh của các NHTM như sau:
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + % biên độ dao động tùy kỳ hạn
Ưu điểm của cách quy định tỷ giá như trên là dễ tính toán, nhưng nó lại khác biệt hoàn toàn so với thông lệ quốc tế. Tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn do NHNN chủ động quy định và chưa phản ánh khách quan chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trên thị trường tiền tệ. Theo công thức trên, tỷ lệ này là cố định trong khi các thông số xác định nó (bao gồm lãi suất của hai đồng tiền yết giá và định giá, tỷ giá giao ngay, kỳ hạn hợp đồng) lại biến động... Bất lợi rõ ràng của cách quy định như thế này là không linh hoạt và khó theo kịp sự biến động hàng ngày trên thị trường của tỷ giá hối đoái. Nếu NHNN không thay đổi điểm kỳ hạn kịp thời với diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ, nhất là trong trường hợp bất lợi cho các NHTM thì các NHTM sẽ không tiến hành giao dịch hợp đồng kỳ hạn, làm giảm tính thanh khoản của thị trường ngoại hối.
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp biên độ dao động được phép của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ
QĐ 16 10/1/98 QĐ 88 28/2/98 QĐ267 6/8/98 QĐ289 26/8/98 QĐ289 30/8/00 QĐ1198 18/9/01 QĐ679 1/7/02 <1 tuần 1,0 0,25 0,19 - - - - 1-2 tuần 1,0 0,5 0,38 - - 0,40 0,5 2-3 tuần 1,0 0,75 0,57 - - 0,40 0,5 3-4 tuần 1,0 1,0 0,82 - - 0,40 0,5 30 ngày 1,0 1,0 1,64 0,58 0,20 0,40 0,5 31-44 ngày 1,5 1,5 1,64 0,87 0,25 1,50 1,2 45-59 ngày 1,5 1,5 1,64 1,16 0,40 1,50 1,2 60 ngày 1,5 1,5 2,45 1,45 0,45 1,50 1,2 61-74ngày 2,0 2,0 2,45 1,45 0,45 1,50 1,5 75-89ngày 2,0 2,0 2,45 1,75 0,65 1,50 1,5 90 ngày 2,0 2,0 3,25 2,04 0,79 1,50 1,5 91-104ngày 2,5 2,5 3,25 2,04 0,79 1,50 2,5 105-119ngày 2,5 2,5 3,25 2,33 1,01 1,50 2,5 120 ngày 3,0 3,0 4,05 2,62 1,14 1,50 2,5 121-134ngày 3,0 3,0 4,05 2,62 1,14 2,35 2,5 135-149ngày 3,0 3,0 4,05 2,92 1,26 2,35 2,5 150-164ngày 3,5 3,5 4,84 3,21 1,38 2,35 2,5 165-179ngày 3,5 3,5 4,84 3,50 1,48 2,35 2,5 180 ngày 3,5 3,5 4,84 3,50 1,50 2,35 2,5
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định của NHNN Thứ ba, về thời hạn giao dịch: Nhìn trên bảng 2.5, ta thấy thời hạn giao dịch kỳ hạn và hoán đổi giới hạn trong phạm vi 7 – 180 ngày, với thời hạn kém linh hoạt như thế khó mà có thể đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối.
Thứ tư, về phí giao dịch và đặt cọc: Các Quyết định của NHNN trong giai đoạn này còn có các quy định về phí giao dịch và đặt cọc hợp đồng. Cụ thể, theo Quyết định 267/1998/QĐ-NHNN7, các tổ chức tín dụng được phép thu phí giao dịch hối đoái (phí giao dịch giao ngay, phí giao dịch kỳ hạn và hoán đổi), mức phí giao dịch tối đa cho mỗi giao dịch là 0,05% doanh số giao dịch, nhưng không được vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam (Một triệu đồng Việt Nam). Và theo quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7, để đảm bảo cho các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi được thực hiện thì các NHTM và Ngân hàng Đầu tư phát triển được quyền yêu cầu khách hàng đặt một khoản tiền cọc.
Điều này một lần nữa khẳng định, các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép tiến hành các phái sinh kỳ hạn ngoại tệ với các doanh nghiệp có nguồn thu/chi ngoại tệ hoặc với các NHTM khác. Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều hạn chế
như: cách tính tỷ giá không linh hoạt, thời hạn hợp đồng quá ngắn nên các doanh nghiệp chưa thấy nhu cầu thực hiện các giao dịch kỳ hạn và hệ quả là các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các giao dịch tiền tệ. Điều này đặt ra yêu cầu cần có một hành lang pháp lý thông thoáng hơn là cần thiết và cấp bách.
- Giai đoạn sau năm 2004
Với mục tiêu phát triển hơn nữa các nghiệp vụ kỳ hạn và và cả hoán đổi, khắc phục những nhược điểm của các quy định cũ, NHNN đã ban hành Quyết định 648/2004QĐ-NHNN ngày 28/5/2004 sửa đổi bổ sung Quyết định 679/2002/QĐ- NHNN và sau đó là Quyết định số 1452/2004 QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 thay thế Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7. Điểm thay đổi nổi bật của những quy định này:
Thứ nhất, về phạm vi giao dịch hối đoái: Nếu như quy định cũ, các tổ chức khác và cá nhân đều không được phép thực hiện giao dịch kỳ hạn và hoán đổi thì nay các đối tượng này đã được phép tham gia mua bán kỳ hạn. Như thế, quyết định này của NHNN đã mở rộng đối tượng khách hàng của các TCTD, tăng cường năng lực và phạm vi hoạt động cho các thành viên trên thị trường ngoại hối, cung cấp thêm công cụ phòng ngừa rủi ro cho các đối tượng này.
Thứ hai, về tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn và hoán đổi: Điểm thay đổi đáng lưu ý nhất là tỷ giá kỳ hạn giữa VND với USD được tự do thỏa thuận và điểm kỳ hạn được xác định trên các yếu tố của thị trường, như:
+ Tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi.
+ Chênh lệch lãi suất giữa VND (lãi suất cơ bản của VND do NHNN Việt Nam công bố) và USD (lãi suất mục tiêu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố).
+ Kỳ hạn của hợp đồng.
Việc thay đổi cách tính tỷ giá này đã thể hiện được tính linh hoạt và tiệm cận với cách tính tỷ giá kỳ hạn phổ biến trên thế giới.
Thứ ba, về thời hạn giao dịch: Các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau không còn bị hạn chế trong phạm vi 7-180 ngày như trước kia nữa mà được phép thực hiện theo thông lệ quốc tế. Còn giao dịch giữa VND với các loại ngoại tệ thì
thời hạn giao dịch cũng được mở rộng từ mức 7-180 ngày lên mức 3-365 ngày và không còn bị giới hạn cụ thể từng khoảng kỳ hạn nhỏ.
Thứ tư, về phí giao dịch: Không cho phép các tổ chức tín dụng thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái kỳ hạn và hoán đổi.
Như vậy, trong các Quyết định nêu trên của Ngân hàng nhà nước có đề cập đến giao dịch kỳ hạn nhưng chưa có Quyết định nào xác định giao dịch kỳ hạn là giao dịch phái sinh và chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về các công cụ phái sinh có thể được áp dụng trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Mãi đến năm 2010, quy định về sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác được thể hiện rõ tại Khoản 23, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Có thể coi Luật các tổ chức tín dụng 2010 là mốc quan trọng về mặt pháp lý đối với các giao dịch phái sinh tại Việt Nam, bao gồm giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai với các tài sản tài chính cơ sở đa dạng như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ. Tuy nhiên, đây lại là trở ngại cho các sản phẩm phái sinh đã được thực hiện từ trước khi có Luật này, như phái sinh hàng hóa, bởi trong Luật không quy định đến các tài sản cơ sở là hàng hóa vật chất.
Với việc pháp quy hóa các quy định về giao dịch phái sinh kỳ hạn ngoại hối và dần đưa các giao dịch vào quy củ, bài bản, thị trường phái sinh kỳ hạn ngoại hối đã trở thành thị trường có giao dịch chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các giao dịch phái sinh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam (Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 2010). Tuy nhiên, thị trường giao dịch kỳ hạn ngoại hối Việt Nam vẫn chủ yếu là thị trường liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về cân đối trạng thái ngoại hối, quản lý rủi ro về tỷ giá và lãi suất; chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp về ngoại tệ.
2.3.1.2. Thị trường công cụ phái sinh hoán đổi
Quyết định số 430/1997/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc thực hiện giao dịch SWAP (hoán đổi) giữa ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại 430/QĐ-NHNN ngày 24/12/1997 đánh dấu sự ra đời pháp lý của công cụ phái sinh đầu tiên của Việt Nam, đó là công cụ phái sinh
hoán đổi với tài sản cơ sở là tiền tệ; sau đó là sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 893/2001 /QĐ-NHNN ngày 17/7/2001. Theo đó, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAP) của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng Đồng Việt Nam của các ngân hàng trong trường hợp thiếu hụt tạm thời vốn khả dụng, thông qua đó thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và điều hành thị trường tiền tệ. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ quy định tại Quyết định này được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước thoả thuận mua Đôla Mỹ của các ngân hàng theo hình thức giao ngay (spot), đồng thời bán lại lượng Đôla Mỹ đó cho các ngân hàng sau một thời gian nhất định theo hình thức kỳ hạn (forward). Việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ đối với các loại ngoại tệ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Như vậy, thực tế công cụ phái sinh hoán đổi đã ra đời từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng chỉ đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng thương mại khi dư thừa ngoại tệ và khan hiếm Việt Nam đồng; nghĩa là mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu của các ngân hàng thương mại về vốn khả dụng và hoàn toàn không nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, việc ra đời công cụ phái sinh hoán đổi thời kỳ này chưa quan tâm đến nhu cầu về vốn và phòng vệ rủi ro của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến thu chi ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch SWAP đôla Mỹ/ Đồng Việt Nam (và các loại ngoại tệ khác khi điều kiện cho phép) cho các kỳ hạn 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng với các ngân hàng thương mại là thành viên Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Số ngày quy ước làm cơ sở tính toán tỷ lệ SWAP của một tháng là 30 ngày, của một năm là 360 ngày.
Tỷ giá áp dụng cho các giao dịch SWAP do Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thông báo hàng ngày và được tính trên cơ sở tỷ giá bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước là tỷ giá mua giao ngay của Ngân hàng Nhà nước tại ngày ký hợp đồng. Tỷ giá mua lại ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước là tỷ giá được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay nêu trên và chênh lệch giữa lãi suất cho vay tái cấp vốn đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước áp dụng với các Ngân hàng thương mại và lãi suất