Về phía Hiệp hội ngân hàng và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 143 - 148)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

3.5.2 Về phía Hiệp hội ngân hàng và doanh nghiệp

Các hiệp hội cần kết hợp với các cơ sở đào tạo (học viện, đại học...) làm cầu nối tổ chức các hội thảo, đào tạo chuyên đề giữa ngân hàng và doanh nghiệp để phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ từ sự hiểu biết, từ lợi ích mang lại để tạo sự quan tâm áp dụng các công cụ này. Hiệp hội ngân hàng nên là cầu nối tiếp nhận, tập hợp các ý kiến, kiến nghị từ NHTM và doanh nghiệp liên quan đến công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để tư vấn với các cơ quan quản lý sửa đổi quy định phù hợp, góp phần tạo điều kiện áp dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ hiệu quả. Tạp chí chuyên ngành nên có phần dành riêng giới thiệu các sản phẩm mới, các sản phẩm phái sinh tiền tệ đã được triển khai, phát hành giới thiệu đến các NH, doanh nghiệp để thu hút sự quan tâm của các chủ thế này.

3.5.2.2 Hỗ trợ và phối hợp với các NHTM nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư về sử dụng công cụ phái sinh

Công tác nâng cao trình độ và nhận thức của các đối tượng có nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh, bao gồm các nhà sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh, các nhà xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cần được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm và mục đích rõ ràng. Các cơ quan chính phủ cần hỗ trợ, phối hợp với các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính cung cấp công cụ tài chính phái sinh đề ra chiến lược phát triển thị trường để dần dần tiến tới chuyên nghiệp hóa các giao dịch phái sinh, đưa các công cụ này trở nên quen thuộc và phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp, giới đầu tư và các tổ chức tài chính.

3.5.2.3 Hỗ trợ cung cấp thông tin và số liệu thống kê cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu độc lập

Nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh bạch hóa thông tin. Thị trường tài chính Việt Nam mới chỉ tăng tốc phát triển trong một thời gian ngắn, vấn đề truyền thông tài chính cũng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của xã hội. Nhưng nhìn chung, truyền thông tài chính ở Việt Nam chỉ mới phát triển sơ khai, hầu như là mang tính tự phát, thiếu sự quản lý, ràng buộc trách nhiệm từ các cơ quan quản lý nhà nước. Khi phát triển thị trường công cụ phái sinh, thông tin càng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư, phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp, nhà đầu tư… Do đó, để phát triển thị trường phái sinh cần chấn chỉnh và thúc đẩy truyền thông tài chính phát triển. Thông tin tài chính cần được

công khai, minh bạch hóa. Nhà nước cần tiếp tục ban hành các qui chế, thông tư, hướng dẫn…chi tiết việc công bố thông tin về thị trường ngoại hối cũng như chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm về công bố thông tin. Hiện nay, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hay các nhà nghiên cứu chưa tiếp cận được với các báo cáo công khai về doanh số giao dịch, quy mô thị trường, thậm chí không chắc về các sản phẩm phái sinh được sử dụng hay hàng hóa cơ sở được giao dịch.

Tổng kết chương 3

Trong chương 3, tác giả đã dự báo quy mô và xu hướng phát triển thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới bằng mô hình ARIMA cũng mức độ phát triển của thị trường CCPS Việt Nam thông qua các số liệu thống kê quá khứ và kết quả phỏng vấn chuyên gia. Trên cơ sở quan điểm phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về phát triển thị trường tài chính và ngoại hối, đồng thời dựa vào kết quả đánh giá các điều kiện CCPS ngoại hối nói riêng tại Việt Nam thông qua việc khảo sát các DN, NHTM và phỏng vấn các chuyên gia, tác giả đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường CCPS ngoại hối đến năm 2020. Bản thân các DN cần chủ động tìm hiểu nghiên cứu áp dụng CCPS vào hoạt động quản trị rủi ro trong DN của mình. Các NHTM cần chú trọng tăng cường công tác tư vấn và truyền thông về CCPS cho khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhân lực và cải tiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thực hiện tốt các mảng dịch vụ liên quan đến tiền tệ. Đề xuất NHNN hoàn thiện cơ chế quản lý tỷ giá đồng thời ban hành các văn bản pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch phái sinh, các NHTM.

KẾT LUẬN

Công cụ phái sinh ngày càng phổ biến trên thị trường tài chính thế giới và được các tổ chức tài chính và phi tài chính, các công ty đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia, các nhà kinh doanh cá nhân sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa rủi ro về biến động giá và nhằm cả mục đích đầu tư, đầu cơ vào chính các công cụ phái sinh này để thu lợi nhuận. Thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới chưa phải là thị trường có doanh số lớn nhất, nhưng tính đến cuối năm 2014, thị trường CCPS phi tập trung cũng đã đạt quy mô 630.152 tỷ USD, thị trường tập trung đạt 64.843 tỷ USD (BIS, 2015a và BIS, 2015b.).

Tại Việt Nam, thị trường CCPS ngoại hối đã và đang hình thành và cũng đã có những bước tăng trưởng nhất định trong khoảng 20 năm qua. Hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều đã triển khai các giao dịch phái sinh tiền tệ (từ giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn), tuy nhiên quy mô các giao dịch nếu so với các nước trên thế giới thì còn quá khiêm tốn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá lạ lẫm với các công cụ phái sinh và hầu hết các doanh nghiệp chưa từng sử dụng các công cụ này để nhằm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá hay lãi suất.

Để có thể đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam, cần phân tích thực trạng phát triển thị trường CCPS trên thế giới và kinh nghiệm phát triển của một số thị trường CCPS ngoại hối cụ thể; đồng thời phải phân tích thực trạng CCPS ngoại hối và rút ra được những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế nay. Bên cạnh đó, cũng cần phải đánh giá khách quan và toàn diện các điều kiện để phát triển thị trường này tại Việt Nam. Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, Luận án đã giải quyết được các vấn đề cụ thể sau:

- Đã hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về CCPS và thị trường CCPS ngoại hối, như về khái niệm, đặc điểm, bản chất của các CCPS và các ứng dụng thực tiễn của nó; đưa ra được các điều kiện để phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính và ngoại hối.

- Đã phân tích quá trình hình thành thị trường CCPS tại Việt Nam, đặc biệt là phân tích rõ thực trạng hoạt động của thị trường CCPS ngoại hối trên cơ sở xâu

chuỗi và so sánh các quy định pháp lý của Việt Nam về thị trường này. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng thị trường CCPS trên thế giới, có phân tích điển hình ba thị trường cụ thể là Nhật bản, Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào trường hợp của Việt Nam.

- Luận án phân tích rõ được các nguyên nhân và cản trở cho việc phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam, như sự hạn chế về thông tin, nhận thức và thái độ của DN về CCPS, một số quy định về giao dịch phái sinh ngoại hối chưa thực sự theo kịp với nhu cầu của thị trường.

- Luận án cũng đã đưa ra được những dự báo về quy mô cũng như xu hướng phát triển của thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới và Việt Nam, đồng thời trên cơ sở quan điểm phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam, các giải pháp và kiến nghị được đề xuất có tính khả thi cao. Để thị trường ngoại hối Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hoàn thiện, tiến tới hội nhập với các thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực từ nhiều phía: từ phía NHNN đóng vai trò là người tổ chức, điều hành thị trường, từ các NHTM, là những thành viên chủ yếu trên thị trường, từ các DN và các chủ thể khác tham gia giao dịch trên thị trường.

Mặc dù đã cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, Luận án chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những độc giả quan tâm đến đề tài để tác giả có điều kiện học hỏi và hoàn thiện các nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w