Thực trạng về thị trường công cụ phái sinh ngoại hố

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 59 - 69)

- Sự tồn tại rủi ro cơ bản, mức biến động của giá giao ngay và mức biến động

2.1.2. Thực trạng về thị trường công cụ phái sinh ngoại hố

2.1.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch phái sinh ngoại hối

Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch phái sinh nói chung và ngoại hối nói riêng được coi là điều kiện quan trọng trong việc thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống thị trường các công cụ phái sinh của mỗi nước. Nghiên cứu cho thấy, ở những nước có thị trường CCPS phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Anh đều có hệ thống pháp luật chặt chẽ và cập nhật để luôn phù hợp với những biến động trên thị trường.

Hệ thống pháp luật của Anh điều chỉnh các giao dịch phái sinh (bao gồm cả phái sinh ngoại hối) ở cả hai thị trường tập trung và phi tập trung dưới khái niệm rộng về hoạt động “đầu tư”. Việc quản lý giao dịch phái sinh được thực hiện theo từng nhóm các thành phần tham gia trong các giao dịch đầu tư, như các trung gian tài chính, các nhà môi giới, các nhà đầu tư. Ngoài ra, hệ thống luật giao dịch phái sinh của Anh thiên về cơ chế tự điều chỉnh, tự giám sát và được quy định trong Luật dịch vụ tài chính (The Financial Servies Act 1986); theo đó các giao dịch ngoại hối sẽ chịu sự quản lý của Ủy ban đầu tư và chứng khoán (Securities and Investment Board- SIB). Ngoài ra, còn có các quy định riêng về bảo vệ khách hàng theo từng nhóm như khách hàng cá nhân, các khách hàng không phải cá nhân và các đối tác trên thị trường (CSAC 1995).

Trong khi đó, hệ thống Luật một số nước như Úc, Canada và Mỹ điều chỉnh hoạt động các giao dịch phái sinh theo cơ quan quản lý chức năng, chứ không phải theo các thành viên thị trường. Trong luật Doanh nghiệp Úc (The Corprations Law) năm 1989 chưa đưa ra định nghĩa thuật ngữ “phái sinh” song nội dung đã chứa đựng các điều khoản về các giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn. Luật này được thay thế bằng Luật DN Úc năm 2001, trong đó cũng có các điều khoản điều chỉnh các CCPS giao dịch trên sàn tập trung. Tại Úc chưa có các quy định pháp lý nào điều chỉnh trực tiếp đối với các CCPS giao dịch trên thị trường OTC; nhưng thay vào đó, các CCPS trên thị trường OTC được điều chỉnh gián tiếp thông qua Luật DN năm 2001 và 8 quy định chung khác (Paul 2009); đồng thời chịu sự quản lý của ba cơ quan quản lý thị trường là Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (Australia Secrurities and Investments Commission -ASIC), Cơ quan bảo đảm an toàn (Australia Prudential Regulation Authority -APRA và (Australian Competition and Consumer Commission- ACCC).

Tại Canada, các công cụ phái sinh được điều chỉnh bởi hệ thống luật liên bang và luật của từng địa phương (từng bang). Ủy ban Chứng khoán Ontario là cơ quan quản lý cấp bang nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao dịch phái sinh ở Canada. Từ những năm đầu của thập niên 90, trong các văn bản pháp lý của Canada, chưa có định nghĩa riêng mang tính chất pháp lý cho thuật ngữ “phái sinh”, nhưng trong thực tế, CCPS đã được coi là một dạng chứng khoán, được điều chỉnh bởi luật chứng khoán, thể hiện bằng hình thức là các hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng hóa (bao gồm gần như tất cả các loại hàng hóa, từ hàng nông lâm thủy sản, đến khoáng sản, kim loại, đá quý và cả tiền tệ). Từ đó đến nay, hệ thống luật pháp Canada về CCPS đã đầy đủ và toàn diện hơn, bao gồm cả các văn bản điều chỉnh riêng cho thị trường CCPS phi tập trung.

Mỹ là nước có thị trường CCPS nói chung và ngoại hối nói riêng rất phát triển, nhưng năm 2008 cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nền từ cuộc khủng hoảng tài chính mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ các chứng khoán phái sinh có tài sản thế chấp. Trước khi xảy ra khủng hoảng, Mỹ cũng đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh CCPS khá phong phú và toàn diện. Thị trường CCPS được quản lý bởi nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau: gồm Ủy ban giao dịch

chứng khoán SEC, Ủy ban giao dịch tương lai hàng hóa (CFTC), Cơ quan giám sát tiết kiệm (OTS), Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) và Tập đoàn bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán (SIPC). Ngoài ra, hiện nay còn có thêm 4 tổ chức nữa cũng đóng vai trò trong quản lý hoạt động giao dịch phái sinh trên thị trường Mỹ, bao gồm ISDA, NASD, CFMA và SDNY. Ngày 21/7/ 2010, Đạo luật Dodd-Frank đã được chính thức thông qua, làm thay đổi hoạt động trên thị trường tài chính Mỹ nói chung và thị trường CCPS nói riêng. Đạo luật Dodd-Frank được thông qua vào thời điểm thị trường tài chính của Mỹ thể hiện những bất cập trong cơ chế điều hành thị trường. Trong một thời gian dài, Mỹ ủng hộ và theo đuổi cơ chế thị trường tự do quá mức, thiếu sự giám sát của Chính phủ và các cơ quan quản lý, kích thích xu hướng phát triển các hoạt động có rủi ro cao đã làm cho thị trường tài chính và cả nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc thông qua đạo luật Dodd-Frank cho thấy Mỹ đã chủ động trong việc cập nhật và hoàn thiện các hệ thống quy định pháp luật cũng như hệ thống giám sát tài chính để theo kịp sự phát triển của các định chế tài chính và các công cụ phái sinh.

Như vậy, qua phân tích ta thấy, hầu hết các nước đều nhắm đến việc tăng cường giám sát và giải quyết vấn đề rủi ro hệ thống đối với khu vực tài chính-ngân hàng, tăng cường quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng và lĩnh vực giám sát, đảm bảo tính minh bạch và hạn chế rủi ro đối với các CCPS. Ngoài ra, nhóm nước G20 (trong đó có Anh, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada...) đã ký thỏa thuận về việc sẽ tăng cường giám sát thị trường CCPS nói chung và thị trường CCPS phi tập trung nói riêng để đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn thị trường.

2.1.2.2 Quy mô thị trường và doanh số giao dịch

Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày của thị trường giao dịch phái sinh ngoại hối năm 2013 đã đạt 6.671 tỷ USD, tăng gần 3 lần so năm 2004 và gấp 1,5 lần so với năm 2007. Điều này cho thấy thị trường công cụ phái sinh ngoại hối hoạt động rất nhộn nhịp với tốc độ phát triển chung khá cao. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Anh với doanh số 1.263 tỷ USD mỗi ngày, chiếm gần 19% doanh số toàn thị trường (các giá trị trong Bảng 2.1 được xác định vào tháng 4 mỗi năm).

Bảng 2.1 Doanh số giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối Các chỉ tiêu Trung Ấn Độ Nhật Bản Anh Mỹ Toàn

Quốc thị trường 2004 tỷ USD 1 7 207 835 499 2.608 % tỷ trọng 0 0,3 7,9 32 19,1 100 2007 tỷ USD 9 38 250 1.483 745 4.281 % tỷ trọng 0,2 0,9 5,8 34,6 17,4 100 2010 tỷ USD 20 27 312 1.854 904 5.043 % tỷ trọng 0,4 0,5 6,2 36,8 17,9 100 2013 tỷ USD% tỷ trọng 0,744 0,531 3745,6 2.72640,9 1.26318,9 6.671100

Nguồn: BIS, Triennial Central bank, 2013

Tuy vậy, nếu xét riêng trên từng thị trường bộ phận (tập trung và phi tập trung), tỷ trọng và thứ tự của giao dịch phái sinh ngoại hối không giống nhau.

a. Thị trường tập trung:

Thị trường giao dịch phái sinh ngoại hối tập trung có doanh số rất khiêm tốn so với các thị trường khác như lãi suất (chiếm tỷ trọng áp đảo trên 90%) hay chỉ số chứng khoán và chỉ chiếm khoảng 2% giá trị các hợp đồng giao dịch trong kỳ trong giai đoạn từ 2008-2014. Năm 2008, thị trường công cụ phái sinh ngoại hối (xét theo giá trị danh nghĩa) đạt giá trị nhỏ nhất, điều này có thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ. Tuy nhiên, quy mô của thị trường giao dịch phái sinh ngoại hối ngay sau đó đã tăng lên và đạt 314,4 tỷ USD vào năm 2010. Xu hướng tăng tiếp tục trong giai đoạn từ 2011-2013 với tốc độ trung bình khoảng 10%/năm và giảm nhẹ vào năm 2014, đạt 377,2 tỷ USD.

Bảng 2.2: Giá trị giao dịch ngoại hối trên thị trường tập trung

Đơn vị: tỷ USD

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị danh nghĩa các hợp đồng đang còn hiệu lực

Ngoại tệ 224,5 291,6 314,4 308,4 336,0 384,1 377,2

Lãi suất 52.711,1 67.056,4 61.943,4 53.298,5 48.551,0 57.006,5 57.222,4 Chỉ số CK 4.928,2 5.769,4 5.688,6 4.382,9 5.190,0 7.237,2 7243 Tổng 57.863,8 73.117,4 67.946,4 57.989,8 54.077,0 64.627,8 64.842,6 Giá trị các hợp đồng giao dịch trong kỳ

Ngoại tệ 27.171 26.579 38.819,7 40.152,7 34.298,9 36.264 31.907 Lãi suất 1.919.20 0 1.450.963 1.704.779, 3 1.825.411, 9 1.334.738, 7 1.598.854 1.601.391 Chỉ số CK 266.438 182.610 243.600,0 293.939,3 199.517,9 251.166 303.172 Tổng 2.212.80 8 1.660.152 1.987.199 2.159.503, 9 1.568.555, 5 1.886.284 1.936.47 0

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của BIS

b. Thị trường phi tập trung:

Xét cả ở hai chỉ số giá trị danh nghĩa và giá trị thị trường, phái sinh ngoại hối đứng vị trí thứ hai sau phái sinh lãi suất (phái sinh lãi suất luôn chiếm tỷ trọng áp đảo, khoảng 60-70%) trên thị trường phái sinh OTC toàn cầu. Tính đến cuối tháng 12 năm 2014, giá trị danh nghĩa của các hợp đồng ngoại hối đạt gần 76 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 12% thị trường phái sinh OTC và cũng là giá trị cao nhất trong cả giai đoạn 2008-2014. Nhìn vào cơ cấu giá trị các CCPS danh nghĩa theo tài sản cơ sở (Biểu đồ 2.7), ta thấy chỉ duy nhất CCPS ngoại hối là thể hiện xu hướng tăng rõ nét nhất, không giống như các CCPS đối với các tài sản cơ sở khác như rủi ro tín dụng, hàng hóa.

Trong giai đoạn 2008-2014, giá trị thị trường của các công cụ phái sinh ngoại hối vào năm 2008 với 4.084 tỷ USD, mặc dù vào năm này giá trị danh nghĩa chỉ là 50.043 tỷ USD so với 2.495 tỷ USD giá trị thị trường và 75.880 giá trị danh nghĩa của năm 2014 (BIS, 2015a). Điều này thể hiện thị trường công cụ phái sinh ngoại hối năm 208 ẩn chứa nhiều bất ổn và rủi ro. Sau khủng hoảng tài chính, các CCPS nói chung và CCPS ngoại hối nói riêng ít bất ổn hơn, thể hiện tỷ lệ giữa giá trị thị trường và giá trị danh nghĩa nhỏ hơn so với giai đoạn khủng hoảng.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu giá trị danh nghĩa theo tài sản cơ sở

Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của BIS

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các công cụ phái sinh ngoại hối

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của BIS

Những diễn biến trên thị trường phái sinh phi tập trung nhìn chung không giống như trên thị trường phái sinh tập trung. Xét theo cơ cấu công cụ phái sinh ngoại hối, các hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối chiếm gần một nửa giá trị danh nghĩa của tất cả hợp đồng ngoại hối còn hiệu lực (xem biểu đồ 2.8). Tuy nhiên, các hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường có thời gian đáo hạn dài hơn so với các

hợp đồng hoán đổi ngoại hối, do vậy, sẽ biến động nhạy cảm hơn theo giá thị trường. Do vậy, nếu xét về giá trị thị trường, các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng50% trong tổng giá trị thị trường). Năm 2014, giá trị thị trường của công cụ hoán đổi tiền tệ là 1.351 tỷ USD, trong khi giá thị thị trường của toàn bộ công cụ phái sinh ngoại hối là 2.945 tỷ USD (BIS, 2015a).

2.1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường ngoại hối

Nếu dựa vào tính chất, đặc điểm hoạt động có thể chia thành phần thị trường thành: (1) nhóm các tổ chức tài chính (bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư, quỹ phòng vệ rủi ro, ngân hàng trung ương); (2) nhóm tổ chức phi tài chính (bao gồm các tập đoàn, các công ty sản xuất- kinh doanh) và chính phủ; (3) các nhà đầu tư cá nhân. Nhìn vào cách phân loại này, có thể dễ dàng nhận thấy, nhóm 1 sẽ là nhóm đóng vai trò nhà tạo thị trường, nghĩa là luôn sẵn sàng mua vào bán ra thường xuyên các công cụ phái sinh được niêm yết. Do vậy, doanh số trên thị trường phái sinh cả ở thị trường phi tập trung và thị trường tập trung chủ yếu là do nhóm 1 tạo ra. Các nhà đầu tư cá nhân chiếm một tỷ trọng không đáng kể vào doanh số giao dịch của thị trường phái sinh toàn cầu nên trong các thống kê của BIS không thể hiện riêng nhóm này.

Nhóm khách hàng tài chính sử dụng các CCPS cũng vì nhiều mục đích khác nhau, nhưng trước hết là nhằm phân tán rủi ro và kinh doanh các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình như tín dụng, ngoại hối, lãi suất, chứng khoán. Tổng hợp từ số liệu thống kê của BIS, tính riêng trên thị trường phái sinh phi tập trung đối với 3 tài sản cơ sở là ngoại hối, lãi suất và chứng khoán, doanh số giao dịch hàng năm của nhóm tổ chức tài chính chiếm khoảng 85-95% tổng giá trị giao dịch (BIS, Quarterly Review, June 2014). Đặc điểm của nhóm khách hàng tài chính là nguồn vốn lớn, khả năng hiểu biết về thị trường và các công cụ phái sinh cao hơn so với nhóm khách hàng phi tài chính, do vậy, nhóm khách hàng tài chính (đặc biệt là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư lớn và các định chế tài chính khác) thường đóng vai trò là nhà tạo thị trường và dẫn dắt phát triển thị trường.

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: BIS, Quarterly Review, June 2014

Nhìn Biểu đồ 2.9, dễ thấy rằng nhóm khách hàng phi tài chính chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trên thị trường phái sinh phi tập trung. Riêng trên thị trường CCPS ngoại hối, nhóm khách hàng phi tài chính chiếm khoảng 12,7% so với 87,3% của nhóm khách hàng tài chính (BIS, 2015a). Tuy tỷ trọng sử dụng công cụ phái sinh của nhóm khách hàng phi tài chính không tăng so với nhóm khách hàng tài chính, nhưng số lượng các công ty sản xuất, kinh doanh sử dụng các công cụ phái sinh vẫn ngày một tăng khi mà sự biến động trên thị trường tài chính xảy ra thường xuyên và liên tục hơn (Bodnar, 2011). Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong hoạt động của công ty hay của tổ chức; do vậy, ngày càng có nhiều công ty, tổ chức trên thế giới quan tâm và thực hành tốt các chính sách quản trị rủi ro bằng nhiều phương thức khác nhau, một trong số đó là sử dụng công cụ phái sinh. Biểu đồ 2.10 cho thấy ba loại rủi ro mà các công ty tài chính gặp phải nhiều nhất lần lượt là rủi ro lãi suất (91%), rủi ro ngoại hối (85%) và rủi ro tín dụng (85%); trong khi đó tỷ lệ các công ty phi tài chính đối mặt với ba loại rủi ro trên là thấp hơn, tương ứng là 58%, 58%, và 40%. Ngược lại, các công ty phi tài chính lại có nguy cơ gặp phải các rủi ro về hàng hóa và năng lượng nhiều hơn, lần lượt là 39% và 35%.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ doanh nghiệp đối mặt với từng loại rủi ro

Đơn vị tính: %

Nguồn: Bodnar, Giambona, Graham, Harvey & Marston, 2011

Trên thực tế, có hai cách phổ biến để thực hiện việc quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp, đó là sử dụng các công cụ phái sinh hoặc hoặc áp dụng các biến pháp nghiệp vụ khác. Việc lựa chọn phương thức nào để quản trị rủi ro nhiều khi còn phụ thuộc vào loại rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt. Như trong quản trị rủi ro ngoại hối, các doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng các công cụ phái sinh hơn là áp dụng

các biện pháp nghiệp vụ (Bodnar, 2011). Nếu xét riêng từng loại, các doanh nghiệp tài chính vẫn có xu hướng sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro nhiều hơn là các doanh nghiệp phi tài chính, điều này cũng dễ hiểu khi các doanh nghiệp tài chính thường có hiểu biết về các công cụ tài chính, cụ thể ở đây là các công cụ phái sinh, tốt hơn so các doanh nghiệp phi tài chính. Các doanh nghiệp cho rằng, vai trò nổi bật của quản trị rủi ro nói chung vẫn là nhằm hạn chế sự biến động giá của các hàng hóa cơ sở khi có biến động bất ngờ và một lần nữa khẳng định chức năng

Một phần của tài liệu Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w