QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN 4.1 Tuyển dụng và huấn luyện thuyền viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội tàu (Trang 123 - 126)

4.1. Tuyển dụng và huấn luyện thuyền viên

MỤC ĐÍCH

Nhằm đảm bảo tất cả những người tham gia trong HTQLATCL của Công ty phải có đủ khả năng đáp ứng công việc của mình.

PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.

NỘI DUNG QUY TRÌNH 1. Đối với thuyền viên 1. Đối với thuyền viên

1.1 Tuyển dụng, thuê thuyền viên

- Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch phát triển của Đội tàu và hợp đồng thuê thuyền viên với các Công ty cho thuê thuyền viên, Trưởng phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương phải lập kế hoạch thuê, tuyển dụng thuyền viên hàng năm trình Giám đốc phê duyệt.

- Dựa vào kế hoạch được phê duyệt, Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương triển khai công tác thuê/ tuyển dụng thuyền viên.

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương thông báo cho các Công ty cho thuê thuyền viên/ thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin.

- Phó phòng phụ trách thuyền viên chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ người dự kiến tuyển dụng, thuê trước khi trình Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương.

- Kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, thâm niên đi biển, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ, GCN sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

- Tham khảo ý kiến của các Cơ quan trước đây đã sử dụng thuyền viên dự tuyển về khả năng và phẩm chất của thuyền viên.

- Khi tuyển dụng, thuê một chức danh cho một loại tàu cụ thể thì thuyền viên phải có Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt phù hợp với loại tàu đó.

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về việc thành lập Ban giám khảo để lựa chọn phương thức thi tuyển phù hợp.

- Nội dung thi tuyển gồm:

 Khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp.

 Hiểu biết về vấn đề chính sách quản lý an toàn.

 Khả năng ngoại ngữ

- Sau thi tuyển, Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương hoặc người do Giám đốc chỉ định tiến hành tổng hợp kết quả thi tuyển, báo cáo hội đồng tuyển dụng xét duyệt.

- Hội đồng tuyển dụng do Giám đốc quyết định thành lập chịu trách nhiệm xem xét kết quả phỏng vấn, thi tuyển để chọn các ứng viên đạt yêu cầu.

- Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm:  Thông báo công khai kết quả thi tuyển.

 Thông báo cho Công ty cho thuê thuyền viên, làm thủ tục điều động các thuyền viên được thuê.

 Phòng Tổ chức - Lao động Lao động Tiền lương thực hiện thủ tục tiếp nhận

thuyền viên và quản lý hồ sơ của thuyền viên.

- Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc chỉ định xét tuyển thuyền viên mà không cần qua đầy đủ các bước như trên, Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ tuyển dụng/tiếp nhận.

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm đánh giá Công ty cho thuê thuyền viên vào cuối năm theo mẫu Đánh giá định kỳ nhà cung ứng dịch vụ

theo các tiêu chí chính:

 Đáp ứng các yêu cầu về cung cấp thuyền viên;  Hồ sơ thuyền viên đầy đủ, phù hợp;

 Chất lượng thuyền viên.  Tinh thần hợp tác  Năng lực , kinh nghiệm

1.2 Đào tạo và huấn luyện thuyền viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước khi được điều động xuống tàu thuyền viên phải đạt được các yêu cầu sau:

 Thuyền trưởng có đủ năng lực để chỉ huy tàu và hiểu thấu đáo HTQLATCL của

Công ty.

 Thuyền viên có đủ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sức khoẻ, giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và hiểu biết về HTQLATCL của Công ty.

- Thuyền trưởng phải tổ chức huấn luyện đào tạo ở trên tàu và yêu cầu Công ty hỗ trợ những việc huấn luyện đào tạo không thể thực hiện ở trên tàu nếu thấy cần thiết.

- Thuyền trưởng phải thông báo cho Công ty những bất cập trong huấn luyện đào tạo của thuyền viên nếu có, cũng như áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sự hiểu biết của thuyền viên.

- Hàng tháng, Thuyền trưởng phải đánh giá thuyền viên theo mẫu Bản ghi đánh giá phân loại thuyền viên và gửi về cho Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương.

Thuyền trưởng cần tham khảo ý kiến của Đại phó và Máy trưởng trước khi đánh giá thuyền viên.

- Khi các Thuyền trưởng kết thúc thời gian công tác trên tàu, Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương phối hợp với các Phòng chức năng liên quan trong Công ty tiến hành đánh giá các Thuyền trưởng theo mẫu Bản ghi đánh giá Thuyền trưởng

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm xem xét/đánh giá lại kết quả đánh giá phân loại thuyền viên của Thuyền trưởng.

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương xem xét các nhu cầu huấn luyện đào tạo dựa trên:

Bản ghi đánh giá phân loại thuyền viên;

 Đánh giá các sự cố, tai nạn và tình huống nguy hiểm;

 Sự thành thạo của thuyền viên với các trang thiết bị và hệ thống của tàu;  Xem xét việc huấn luyện và thực tập;

 Nhu cầu của thuyền viên về huấn luyện đào tạo;  Kết quả của việc kiểm tra an toàn ở trên tàu;  Giới thiệu kỹ thuật mới ở trên tàu.

1.2.1 Đào tạo thuyền viên

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương đảm bảo toàn bộ thuyền viên trước khi xuống tàu phải hiểu biết Chính sách an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường, các quy trình liên quan trong STQLATCL của Công ty. Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương cần trao đổi với các Cơ quan cho thuê thuyền viên để đánh giá về trình độ chuyên môn của thuyền viên nhằm mục đích đào tạo, nâng cao chất lượng thuyền viên.

- Hàng năm, Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo thuyền viên trình Giám đốc phê duyệt.

- Kế hoạch đào tạo thuyền viên dựa trên các tiêu chí sau:

 Số lượng các chức danh thuyền viên hiện có và kế hoạch khai thác, phát triển đội tàu;

 Đánh giá phân loại thuyền viên và kết quả kiểm tra an toàn trên tàu;  Yêu cầu cập nhật kiến thức, đào tạo theo qui định của quốc gia, quốc tế;  Năng lực tài chính của Công ty.

- Phương thức đào tạo có thể bao gồm:

 Cử thuyền viên tham dự các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ,...

 Tổ chức các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức do các chuyên viên của Công ty hoặc các giảng viên bên ngoài giảng dạy;

 Đào tạo thực tế ở dưới tàu.

- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm đánh giá cơ sở đào tạo vào cuối năm theo mẫu Đánh giá định kỳ nhà cung ứng dịch vụ/VNLNT-29-07 theo các tiêu chí:

 Điều kiện vật chất giảng dạy;  Chương trình giảng dạy;  Chất lượng giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý đội tàu (Trang 123 - 126)