Xử lý tình huống khẩn cấp trên tàu

Một phần của tài liệu Quản lý đội tàu (Trang 66 - 68)

14. Hoạt động chuẩn bị đi biển, rời/ đến cảng

15.2Xử lý tình huống khẩn cấp trên tàu

- Khi có xảy ra tai nạn cần yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp, Thuyền trưởng phải báo cáo về Công ty càng sớm càng tốt và sau đó tới Quốc gia ven biển gần nhất hoặc Chính quyền Cảng (nếu cần thiết).

- Thuyền trưởng báo cáo tình hình dưới tàu bằng thiết bị thông tin nhanh và hiệu quả nhất cho Giám đốc, hoặc DP, hoặc bất kỳ người nào khác trong Danh sách liên lạc khẩn cấp được niêm yết trên tàu. Ngay khi đã liên lạc được với một thành viên của Công ty thì Thuyền trưởng không cần phải gọi ai nữa. Cán bộ nhận tin có trách nhiệm báo cho Giám đốc và những người có liên quan. Những báo cáo ban đầu của Thuyền trưởng không thay thế cho báo cáo bằng văn bản theo mẫu "Báo cáo tai nạn/ sự cố".

- Trong thời gian sự cố, máy ICOM phải được bật và trực liên tục để sẵn sàng liên lạc với Công ty cho đến khi Thuyền trưởng có lệnh khác. Thuyền trưởng phải để tất cả thiết bị liên lạc ở trạng thái sẵn sàng.

- Giám đốc Công ty xác định loại và mức độ sự cố, quyết định thành lập, triệu tập và giải tán Đội ứng phó sự cố gồm một số thành viên sau tuỳ từng trường hợp:

 Giám đốc Công ty: Đội trưởng đội ứng phó sự cố.

 Người phụ trách HTQLAT (DP).

 Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải:

- Thường trực đội ứng phó sự cố, - Đội phó Đội ứng phó sự cố;

 Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư;

 Trưởng Phòng Tổ chức lao động tiền lương;

 Chuyên viên các phòng có liên quan đến sự cố.

- Để hoàn tất việc triệu tập toàn bộ thành viên của Đội ứng phó sự cố, DP dưới sự chỉ đạo của Giám đốc sẽ liên lạc với tất cả các thành viên của Đội ứng phó sự cố. Ngay khi nhận được thông báo, các thành viên của Đội ứng cứu sự cố sẽ tập hợp ở Văn phòng của Công ty.

- Khi Giám đốc vắng mặt, DP là Đội trưởng đội ứng phó sự cố phải và đưa ra các biện pháp giải quyết, hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

- Giám đốc chịu trách nhiệm làm việc với giới truyền thông và các cơ quan bên ngoài khác về các vấn đề sự cố chính, khi cần.

- Thuyền trưởng phải tuân theo các hướng dẫn từ Đội ứng phó sự cố của Công ty. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, Thuyền trưởng phải thực hiện tất cả những biện pháp có thể để kiểm soát và hạn chế thiệt hại/ tổn thất do tai nạn hoặc tai biến gây ra. Tuỳ trường hợp cụ thể, Thuyền trưởng lưu tâm tham khảo các bước thực hiện được đưa ra dưới đây.

Những chữ viết tắt

SQBTC : Sỹ quan boong trực ca SQMTC : Sỹ quan máy trực ca

Capt. : Thuyền trưởng C/E : Máy trưởng

C/O : Đại phó 2nd E. : Máy hai

2nd O. : Phó hai 3rd E. : Máy ba

3rd O. : Phó ba 4th E. : Máy tư

TTT : Thủy thủ trưởng Đ/TR : Điện trưởng

SQYT : Sỹ quan y tế TTTC :Thủy thủ trực ca

B/L : Buồng lái B/M : Buồng máy B/VTĐ : Buồng VTĐ NSC : Nơi xảy ra sự cố

BCN : Boong ca nô BVT : Bệnh viện của tàu

Các ký hiệu trong sơ đồ

Ghi bắt đầu và kết thúc sự việc Ghi tình huống đặt ra

Ghi những hướng dẫn, thông báo

Ghi tên/ số mục liên quan Ghi :

d c b b- Một chữ số để đánh dấu ghi chú. Ghi chú này sẽ được viết tại mục Hướng dẫn và nhằm mục đích giải thích rõ hơn cho các việc phải làm ghi trong "a" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d c b c- Ghi những chức danh chính chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ ghi trong "a"

d- Ghi vị trí thực hiện các nhiệm vụ

Những quy định chung

- Trên tàu phải lập bảng phân công báo động về cứu hoả, cứu người rơi xuống biển, cứu thủng tàu và bỏ tàu (xuống xuồng cứu sinh). Trong bảng phân công phải quy định rõ:

 Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên khi có báo động.

 Vị trí tập trung và nhiệm vụ của mỗi thuyền viên khi có báo động đối với từng loại báo động nói trên.

- Bảng phân công báo động phải niêm yết ở những nơi tập trung Thuyền viên. Trong buồng ở của Thuyền viên phải niêm yết tại nơi dễ thấy nhất, phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung:

 Tín hiệu báo động các loại.

 Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện.  Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh

- Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh trên tàu theo quy định như sau:

 Báo động chung gồm bảy hồi chuông ngắn một hồi chuông dài liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần (- - - )

 Báo động cứu hoả gồm một hồi chuông liên tục dài 15 đến 20 giây và lặp đi lặp lại nhiều lần (  )

 Báo động cứu người rơi xuống biển gồm ba hồi chuông dài lặp đi lặp lại 3

đến 4 lần (  )

 Báo động cứu thủng gồm năm hồi chuông dài lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần

(    )

 Báo động bỏ tàu gồm sáu hồi chuông ngắn và một hồi chuông dài lặp đi lặp lại nhiều lần ( . . .  )

 Lệnh báo yên một hồi chuông liên tục dài 15 đến 20 giây (  )

Nếu trên tàu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên biết.

Một phần của tài liệu Quản lý đội tàu (Trang 66 - 68)