- Sau khi nghiệm thu sửa chữa, công ty sửa chữa phải gửi hồ sơ sửa chữa hoàn chỉnh về Phòng Kỹ thuật Vật tư của Công ty.
- Chuyên viên kỹ thuật phụ trách tàu chịu trách nhiệm kiểm tra bộ hồ sơ sửa chữa, trình Giám đốc phê duyệt và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài chính kế toán làm thủ tục thanh toán và thanh lý hợp đồng.
- Dựa trên báo cáo và thống kê các sự cố xảy ra trên tàu, Chuyên viên kỹ thuật sắp xếp các thông tin để làm rõ thiết bị nào thường xảy ra sự cố.
- Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư phải định kỳ 6 tháng một lần họp đánh giá phân tích nguyên nhân hư hỏng/sự cố, quá trình bảo dưỡng; và ghi biên bản để đưa ra:
Các biện pháp cần thiết để tăng độ tin cậy. Sự cần thiết phải thay đổi chu kỳ bảo dưỡng.
Các biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa phải được tiến hành. Trên cơ sở đó
Công ty thông báo cho các tàu để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, kịp thời. Các thiết bị và hệ thống kỹ thuật mà sự hư hỏng đột ngột của nó có thể dẫn tới
những tình huống nguy hiểm
Những nguồn lực bổ sung cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho Thuyền trưởng.
HỒ SƠ LƯU
Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
Kế hoạch bảo dưỡng, các báo cáo khác của tàu; "Yêu cầu sửa chữa";
“Đánh giá nhà cung ứng”.
Lưu giữ trong 10 năm các hồ sơ sau:
Hồ sơ sửa chữa: Yêu cầu sửa chữa, Dự toán, Hợp đồng, Nghiệm thu công việc,
Hồ sơ kỹ thuật, Quyết toán, Biên bản thanh lý hợp đồng; Văn bản giao dịch
Báo cáo của đăng kiểm;
Thông báo của đăng kiểm.
Lưu giữ không thời hạn các hồ sơ sau: Tài liệu kỹ thuật của từng tàu.
3.2. Nghiệp vụ khi tàu lên đà 1. Mục đích 1. Mục đích
Quy trình chỉ ra các bước cho việc chuẩn bị, theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa tàu trên đà nhằm duy trì tình trạng của tàu, đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.