NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

- DUBOISMAURY, Jocelyne et CHALINE, Claude (2002), Les risques

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

V XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị

2.1.1. Khái nim quản lí nhà nước v xây dựng đô thị

Trong tiếng Việt, “xây dựng” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là việc liên kết, tạo dựng nên các công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định từ các vật liệu. Chẳng hạn, xây dựng cung văn hoá, xây dựng nhà cửa...(9) Trong tiếng Anh, “construction” (building) nghĩa là quá trình hoặc phương pháp xây cất hoặc làm nên một cái gì đó, đặc biệt là đường sá, tòa nhà, cầu cống(10)hoặc là quá trình “thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở”.(11) Ở khía cạnh ngành nghề, tuy cũng là một dạng hoạt động kinh tế (thuộc khu vực 2, bên cạnh khu vực 1 là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu vực 3 là ngành dịch vụ) nhưng xây dựng khác với sản xuất ở chỗ nếu sản xuất tạo ra một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau thì xây dựng tạo ra những sản phẩm đặc định là các công trình tại những địa điểm nhất định (bất động sản), dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.(12) Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về khái niệm “xây dựng” nhưng ở Việt Nam, xây dựng đã được xác định gồm các hoạt động như: lập quy hoạch, kiến trúc xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lí dự án, lựa chọn nhà thầu,

(9). Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Vi ệt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm T ừ điển học, tr.1145. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, xây dựng được hiểu theo nghĩa rộng hơn là hoạt động sáng tạo nên các đối tượng vật chất, vật thể hữu hình, là kiến thiết, phát triển hệ thống các công trình, vật thể

kiến trúc trong khônggian nhất định (khu vực đô thị).

(10). Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press, 8th edition, 2010, www.oup.com/elt/oald, truy cập 29/2/2021.

(11). “Construction”, Merriam-Webster.com (Merriam-Webster), truy cập 20/3/2021; https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/building, truy cập 21/3/2021.

(12). Halpin, Daniel W.; Senior, Bolivar A. (2010), Construction Managemement (ấn bản 4), Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, tr. 9, ISBN 9780470447239, truy cập 21/3/2021.

nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, trung tâm thương nghiệp, có thể có cả sản xuất công nghiệp, được gọi là thành phố, thị xã, thị trấn. Khái niệm xây dựng đô thị thường được nhìn nhận có tính bao quát trên tổng thể các công trình ở một không gian đô thị hoàn chỉnh và trong mối liên hệ giữa các đô thị theo phạm vi một vùng lãnh thổ hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Điều này xuất phát từ yêu cầu có tính quyết định trong xây dựng, phát triển đô thị là phải tạo ra được những không gian sinh tồn, môi trường sống hoàn thiện, hài hoà, bền vững cho các cộng đồng dân cư, những trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của các vùng lãnh thổ và toàn quốc. Xây dựng đô thị là hoạt động nhằm hình thành nên hai loại công trình gồm công trình kiến trúc và các công trình hạ tầng kĩ thuật-xã hội. Theo đó, ở mức độ khái quát và có tính tương đối thì công trình kiến trúc là các đối tượng xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu sử dụng, hưởng dụng của con người một cách trực tiếp như nhà ở, nhà văn hoá, nhà máy, nhà kho, nhà ga, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị… (những công trình có không gian bên trong, có mái che cho người ở hoặc làm việc, sinh hoạt chung). Công trình hạ tầng kĩ thuật-xã hội là các đối tượng xây dựng mang tính kĩ thuật, phục vụ chung cho cả cộng đồng, cùng với các công trình kiến trúc hình thành nên tổng thể các công trình kiến trúc-xây dựng đô thị như các công trình giao thông (đường sá, cầu cống…), cấp thoát nước, truyền tải, cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc, bảo đảm an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu v.v..

Xây dựng đô thị là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, liên quan đến nhiều loại chủ thể khác nhau, một lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội, một ngành

công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,(13) rất cần có sự định hướng, kiểm tra, giám sát một cách thích hợp của Nhà nước và xã hội, các chủ thể tham gia hoạt động này cần phải có năng lực đặc thù và thoả mãn các điều kiện cần thiết. Xã hội, các cộng đồng dân cư và đất nước luôn đòi hỏi, đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, nhất là xây dựng đô thị. Do đó, xây dựng được coi là một sự kiện (hoạt động) có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến mọi người, luôn được sự quan tâm, chú ý hàng đầu trong đời sống xã hội, trong phát triển nền kinh tế. Năng lực, tư cách chủ thể tham gia hoạt động xây dựng luôn được xác định là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động xây dựng đô thị, bảo đảm hiệu quả, chất lượng xây dựng và thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của bên xây dựng đối với xã hội mà trực tiếp là đối với bên sử dụng công trình xây dựng đô thị.

Trên quan điểm phát triển đô thị bền vững, việc xây dựng các công trìnhkiến trúc, hạ tầng kĩ thuật-xã hội còn phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm sự

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w