- DUBOISMAURY, Jocelyne et CHALINE, Claude (2002), Les risques
Thứ hai, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lí cho các hoạt động chấp hành, điều hành của bộ máy quản lí nhà nước đồng thời còn là công cụ để người dân và xã hội giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trên lĩnh vực xây dựng đô thị. Sự hoàn thiện của pháp luật là yếu tố bảo đảm cho sự vận hành của cả hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng đô thị từ trung
ương đến cơ sở và đặc biệt cũng là điều kiện cần để Nhà nước điều chỉnh, kiểm soát, xử lí vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng đô thị. Các cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng đô thị chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường pháp lí thuận lợi, gồm hệ thống văn bản chứa đựng các quy định được ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lí và trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế-xã hội và bảo đảm sự bao quát toàn bộ các ngành, lĩnh vực quản lí từ trung ương đến địa phương.(20)
2.3.2. Yếu tố kinh tế, nhận thức xã hội
Sự phát triển cân đối, bền vững về kinh tế-xã hội là yếu tố mang tính nền tảng ảnh hưởng đến quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Xây dựng đô thị là ngành, lĩnh vực hoạt động nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, có mối liên hệ gắn bó khăng khít với hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Quản lí nhà nước trên lĩnh vực này không thể không chịu sự tác động có tính quyết định bởi sự phát triển, sự cân đối chung của cả nền kinh tế của đất nước. Yếu tố này vừa giữ vai trò quyết định những phạm vi nội dung quản lí nhà nước, vừa là môi trường của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Khi có sự tăng trưởng về kinh tế thì mới có đủ nguồn lực, điều kiện tài chính bảo đảm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất-kĩ thuật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, thực hiện hợp tác, hội nhập quốc tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ vào tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lí nhà nước về xây dựng đô thị.
Bên cạnh yếu tố kinh tế, nhận thức xã hội, đặc biệt là nhận thức về hoạt động xây dựng đô thị, về vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này là yếu tố bảo đảm mang ý nghĩa quan trọng. Nếu không nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong quản
(20). Nguyễn Minh Phương, Bùi Văn Minh (2018), Các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lí nhà nước ở nước ta hiện nay, http://www.tcnn.vn/news/detail/41620/Cac-yeu-to-tac-dong-den-hieu-qua- quan-ly-nha-nuoc-o-nuoc-ta-hien-nay.html, truy cập 10/4/2021.
lí đối với hoạt động xây dựng đô thị ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ hiện nay thì không thể bảo đảm được quản lí nhà nước trên lĩnh vực này. Mặt khác, nhận thức sâu sắc của người dân đối với quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình cũng như đối với trách nhiệm của bộ máy quản lí nhà nước được coi là một trong những yếu tố có tính quyết định cho sự thành công trong quản lí nhà