-Qu ản lí chất lượng công trình xây dựng đô thị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)

- DUBOISMAURY, Jocelyne et CHALINE, Claude (2002), Les risques

-Qu ản lí chất lượng công trình xây dựng đô thị

Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng đô thị, trước hết, Nhật Bản luôn coi trọng quản lí thi công xây dựng công trình - quá trình tạo lập nên loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt này. Nhật Bản có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ về giám sát thi công và cơ cấu hệ thống kiểm tra, như Luật Thúc đẩy đấu thầu và hợp đồng hợp thức đối với công trình công chính, Luật Tài chính công, Luật Thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình công chính... Các tiêu chuẩn kĩ thuật dùng cho kiểm tra do các cục phát triển vùng biên soạn, còn nội dung kiểm tra trong công tác giám sát do Bộ đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản trực tiếp thực hiện. Ở Nhật Bản, công tác quản lí thi công tại công trường góp phần quan trọng vào đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Quản lí thi công tại công trường gồm giám sát thi

(24). Khánh Phương (2017), Kinh nghiệm quý báu trong quy hoạch, phát triển đô thị của Nhật Bản, http://kientrucvietnam.org.vn/kinh-nghiem-quy-bau-trong-quy-hoach-va-phat-trien-do-thi-cua-nhat-ban/, truy cập 14/5/2021.

công và kiểm tra công tác thi công xây dựng, với những nội dung về sự phù hợp với các điều kiện hợp đồng, tiến trình thi công, độ an toàn lao động. Việc kiểm tra được thực hiện ở những hạng mục cụ thể, từ chất lượng, kích thước của các cấu kiện bê tông đúc sẵn, lắp dựng cốt thép cho kết cấu bê tông cũng như kiểm tra kết quả thực hiện công tác xử lí nền đất yếu, đường kính và chiều dài của các cọc sâu... Ngoài ra, các vấn đề về sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương hoặc triển khai các biện pháp cụ thể, phù hợp với từng tình huống có thể xảy ra cũng được tổ chức kiểm tra kĩ lưỡng.

Giám sát thi công công trình do chính cán bộ Bộ đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch thực hiện bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy - phương pháp sử dụng sóng điện từ. Phương pháp này cho phép kiểm tra sự bố trí các thanh cốt thép cũng như lớp bê tông bảo vệ, đảm bảo độ bền bằng cách ngăn ngừa các vết nứt và nguy cơ bong tróc bê tông. Công nghệ kiểm tra truyền thống không thể phát hiện được khoảng cách bố trí cốt thép sau khi đã thi công xong. Trong khi đó, bố trí các cốt thép với khoảng cách phù hợp với các lớp bảo vệ cốt thép là đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo cường độ thiết kế.

Bên cạnh đó, quản lí chất lượng công trình xây dựng đô thị ở Nhật Bản còn được thực hiện một cách nghiêm ngặt qua chế độ bảo trì đối với công trình. Chế độ bảo trì được quy định trong các đạo luật, văn bản pháp quy, bắt buộc chủ sở hữu và người sử dụng công trình phải tuân thủ, có trách nhiệm bảo trì và phải thường xuyên cập nhật. Trong khuôn khổ sự hợp tác giữa Nhật Bản với Việt Nam về tăng cường năng lực quản lí chất lượng công trình xây dựng, các chuyên gia Nhật Bản cũng có lời khuyên: Việt Nam nên xem xét toàn diện hệ thống bảo trì cho các hạng mục công trình như phòng chống cháy, điện, hệ thống thang máy... bao gồm cả hệ thống chứng chỉ cho người giám sát điện và những người

kiểm tra chuyên môn khác, đồng thời kết quả kiểm tra nên được báo cáo với cơ quan chức năng để đảm bảo yêu cầu chất lượng của công tác bảo trì.(25)

-Quản lí chất lượng xây dựng các khu chung cư

Người dân Nhật Bản cho rằng chung cư là hình thức nhà ở cho phép cư dân được sống gần những khu thương mại dịch vụ, điều này đồng nghĩa với việc có được lợi thế về nhiều tiện nghi của đô thị hiện đại trong cuộc sống hàng ngày, được hưởng mọi tiện ích và trang bị của đô thị cũng như truyền thống lịch sử, kể cả không gian mặt nước và cảnh quan xanh trong khu đô thị. Các chung cư đã từng phải di chuyển về khu vực ngoại ô do việc giá đất tăng vọt khi kinh tế bùng nổ, sau đó đã phải quay trở về những khu vực phù hợp cho việc nâng cấp hạ tầng tại trung tâm Tokyo và những nơi khác sau khi kinh tế bị đóng băng. Nhu cầu nhà chung cư tùy thuộc vào sự thuận tiện giao thông và dịch vụ công cộng, nhà đầu tư tư nhân xây dựng chung cư đã nghĩ ra nhiều kiểu mặt bằng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, sẽ khó đáp ứng nhu cầu khách hàng nếu chỉ xây dựng những chung cư kiểu dáng giống nhau. Điều quan trọng trong chất lượng chung cư là cảnh quan khu ở, cảnh quan đô thị và toàn cảnh đô thị hài hoà, nên cần phải nắm được tâm lí cũng như nhu cầu đa dạng của khách hàng. Để đánh giá chất lượng ở của chung cư, người Nhật đặt ra tiêu chuẩn chung cư cao cấp: ngoài thiết kế, trang thiết bị sang trọng, giá cả và vị trí tương xứng, còn phải đáp ứng nhu cầu tiện lợi giao thông, cảnh quan đẹp, không gian công cộng và không gian trống công cộng cao cấp. Ngay cả khi quy mô khu đất đủ lớn để xây dựng chung cư cao cấp, giá cả, vị trí, thiết kế và trang thiết bị hợp lí, người

ta cũng không thể gọi những chung cư này là hoàn hảo, trừ khi chúng đáp ứng

(25). Trần Đình Hà (2013), Quản lí chất lượng công trình xây dựng từ kinh nghiệm Nhật Bản,

https://ashui.com/mag/congdong/kysu/9514-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung-kinh-nghiem-tu-nhat- ban.html, truy cập 15/4/2021.

được yêu cầu về giao thông. Tại đây, cư dân có thể tập hợp lại, chơi đùa và hình thành một khu đô thị kiểu mẫu với giải pháp kiến trúc nối tiếp nhau.(26)

2.4.2.3. Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Cộng hòa Liên bang Đức

Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)