- DUBOISMAURY, Jocelyne et CHALINE, Claude (2002), Les risques
động, đối tượng sử dụng lao động và áp dụng chế tài xử lí nghiêm khắc Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức quản lí của
Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức quản lí của nhà đầu tư, nhà thầu, giảm thiểu tâm lí chủ quan, coi thường quy định, đề phòng tai nạn của người lao động. Những công trường để xảy ra nhiều lần sự việc mất an toàn lao động sẽ bị tước giấy phép, thậm chí yêu cầu ngừng sản xuất đối với những chủ đầu tư, nhà thầu thi công.
Quản lí nhà nước về trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh trong xây dựng đô thị: Ở khía cạnh thứ nhất – về trật tự an toàn xã hội, an toàn trong xây dựng công trình đô thị được hiểu không chỉ là sự an toàn cho người lao động trực tiếp tham gia thi công, an toàn kĩ thuật cho chính bản thân công trình mà còn là sự an toàn cho bất kì đối tượng nào khác có liên quan, như tính mạng, sức khoẻ, tài sản của những người dân ở các khu vực lân cận hoặc mọi người tham gia giao thông, qua lại bên công trường. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trước hết là trách nhiệm của các chủ thể tiến hành hoạt động xây dựng đô thị.
Ở khía cạnh thứ hai – về quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu, sự an toàn trong xây dựng công trình đô thị được thể hiện ở chỗ trước hết đây là một trong những đòi hỏi của nguyên tắc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu trong đầu tư xây dựng đô thị. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu tất cả các hoạt động trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị từ quy hoạch, kiến trúc đến thiết kế, thi công xây dựng công trình đô thị đều phải bảo đảm sự phù hợp với chính sách phát triển, chiến lược, quy hoạch chung của đất nước, bảo đảm các yếu tố quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu những tác động xấu của thiên tai.
Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị: Hoạt động xây dựng đô thị có tác động rất lớn đến môi trường sinh thái ở khu vực đô thị và trên phạm vi cả nước nói chung, đã và đang đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho việc bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu. Nguyên tắc của hoạt động xây dựng nói chung và nhất là xây dựng đô thị nói riêng là phải phù hợp với quy hoạch. Nói cách khác, quy hoạch là cơ sở pháp lí, phương thức hoạt động và cũng là công cụ, yêu cầu trong quản lí nhà nước đối với hoạt động xây dựng đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị đòi hỏi đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường (sự trong lành; không bị suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường). Bên cạnh yêu cầu bảo đảm về mặt an toàn lao động, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường là một trong những nội dung mang tính nguyên tắc. Mặt khác, trong hoạt động xây dựng đô thị, yêu cầu đặt ra đối với quản lí nhà nước là không chỉ bảo đảm về chất lượng công trình xây dựng mà còn bảo đảm được cả yếu tố môi trường trong quy hoạch, kiến trúc, thiết kế, giám sát, thi công xây dựng. Trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị, chất lượng công trình luôn song hành với yêu cầu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thậm chí trong nhiều trường hợp, việc kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng công trình xây dựng cũng bao hàm trong đó cả việc kiểm tra, giám sát bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, thi công xây dựng công trình đô thị là loại hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.
Ởđây, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật, bảo đảm sự chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công là một nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, để kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường trong hoạt động xây dựng đô thị, một trong những nội dung đáng chú ý của quản lí nhà nước ở lĩnh vực này là xác lập và thực hiện chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí nhà nước về xây dựng đô thị
Trước hết, về yếu tố chính trị, cần thấy rõ vai trò của chế độ dân chủ XHCN, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội cũng như vai trò của các thiết chế khác trong hệ thống chính trị. Hiệu lực, hiệu quả quản lí của Nhà nước về xây dựng đô thị cũng không nằm ngoài nguyên tắc chung đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là được bảo đảm bởi vai trò lãnh đạo của Đảng. Chủ trương, đường lối của Đảng là định hướng chính trị cơ bản để các cơ quan nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, củng cố bộ máy quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Tổ chức của Đảng và đảng viên được xây dựng, củng cố ngay trong bộ máy quản lí nhà nước, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Những thiết chế khác trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, đặc biệt là vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với hoạt động quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Sự hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của toàn thể bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở là yếu tố bảo đảm quan trọng hàng đầu cho quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Đặc biệt, năng lực chấp hành, điều hành, kiến tạo phát triển của bộ máy quản lí hành chính nhà nước về xây dựng đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Năng lực đó được thể hiên trên những khía cạnh chủ yếu như: tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính; phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật.