Thứ sáu, thực hiện cách chính sách hỗ trợ quản lí quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

- DUBOISMAURY, Jocelyne et CHALINE, Claude (2002), Les risques

Thứ sáu, thực hiện cách chính sách hỗ trợ quản lí quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị

dựng, phát triển đô thị

Một mặt, Trung Quốc coi trọng chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ hợp tác giao lưu văn hoá quốc tế, nhất là đối với các nước láng giềng, lân cận như Việt Nam, Philippines, Singapore… coi đây là điều kiện để giữ vững ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phát triển các đô thị cửa khẩu vùng biên giới và khu vực nhằm khai thác phát huy lợi thế và hạn chế những tồn tại ở các vùng biên giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc chú trọng công tác cán bộ, đặc biệt công tác đào tạo, tuyển chọn cán bộ có đủ năng lực quản lí quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị. Lấy việc thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch, quản lí đô thị về các lĩnh vực (quy hoạch, môi trường, đất đai, hạ tầng, cây xanh đô thị…) làm tiêu chí tuyển chọn, tổ chức, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ…; coi đây là một trong những điều kiện bắt buộc của cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền đô thị.

Trung Quốc cũng coi việc phát triển khoa học, công nghệ là điều kiện tiên quyết trong việc quản lí quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị; sử dụng đa dạng các nguồn lực sẵn có; chủ động trong quy hoạch, thiết kế, công nghệ, kĩ thuật, vật liệu, thiết bị, phương tiện xây dựng… ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hệ thống giao thông, ứng dụng việc quản lí tài chính tiền tệ để quản lí đô thị, giao thông, đất đai, môi trường. Ví dụ như thành phố Thượng Hải quản lí giao thông qua hệ thống camera, quản lí tài khoản, phân đô thị thành hệ thống mạng - nút - điểm, tại mỗi điểm có nhân viên thường xuyên theo dõi quản lí.(23)

(23). Nguyễn Mạnh Tuấn (2012), Một số kinh nghiệm công tác quy hoạch, quản lí đô thị của Trung Quốc, Tạp chí Kiến trúc điện tử, tlđd, truy cập 14/4/2021.

2.4.1.2. Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Nhật Bản

-Quản lí quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị

Quy hoạch là công cụ và là phương thức quản lí có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, quy hoạch còn được xem là một chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư nghiêm túc. Sau khi hoàn chỉnh, quy hoạch được công bố rộng rãi trước công chúng, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật-xã hội. Mục đích của việc này là để các nhà đầu tư và nhân dân cùng tham gia thực hiện. Điểm đặc biệt nhất trong quy hoạch đô thị Nhật Bản là trong các chương trình phát triển đô thị có quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa phương quản lí thực hiện. Khi quy hoạch được lập nên, cần lấy ý kiến cộng đồng rất nhiều lần, đảm bảo có 70% tự nguyện chấp thuận thì quy hoạch đó mới được phê chuẩn.

Khi quy hoạch được đồng thuận, phê chuẩn thì sẽ được chuyển tải thành các quy định (chính sách phát triển đô thị) và được chính quyền đô thị thực hiện. Đây là công cụ pháp lí tương đương một văn bản dưới luật - công cụ chính thức để thực hiện quy hoạch. Khi đó, quy hoạch được thông báo và quảng bá rộng rãi đến cộng đồng và có hiệu lực từ ngày được chính thức công bố.

Sau khi các đồ án quy hoạch được phê duyệt thực hiện, các dự án này đều do chính quyền thành phố, địa phương đảm nhiệm. Các dự án do Bộ Xây dựng, Đất đai, Giao thông&Du lịch (MLIT) phê duyệt hoặc thẩm định trình Chính phủ phê duyệt. Chính quyền cấp tỉnh tiến hành triển khai thực hiện quy hoạch.

Trong thời kì kinh tế tăng trưởng cao, do dân số gia tăng quá nhanh, tập trung tại các đô thị lớn nên tình trạng đô thị phát triển tràn lan, tự phát đã xảy ra. Đối phó với tình trạng này, Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị, kiểm soát mở rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia thành các khu vực, bao gồm khu vực điều chỉnh đô

thị, khu vực hoá đô thị, mở rộng khu vực đô thị hoá. Nhật Bản mở rộng và phát triển đô thị bằng cách xây dựng các khu đô thị mới. Với mục tiêu phát triển đô thị hài hoà với môi trường, hiện nay Nhật Bản đã và đạt được các thành tựu trong việc xây dựng các mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh và sinh thái.

Với xu hướng dân số giảm hiện nay và trong tương lai, Nhận Bản sẽ xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường, giảm lượng khí carbon (CO2), nâng cao sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thông minh, thu gọn các vùng ngoại ô, hình thành các đô thị bền vững. Việc thay đổi cấu trúc đô thị từ hình thức phát triển lan toả sang chuyên sâu cũng được tính đến như thành phố cũ trung tâm là đô thị chính, mật độ dân số ở ngoại ô thấp sẽ được chuyển sang thành phố bị phân tán, mật độ giảm, hình thành các trung tâm dọc theo tuyến giao thông công cộng chính, thúc đẩy thành phố khí carbon thấp qua các giải pháp, cấu tạo giao thông đô thị, cây xanh, năng lượng… Ở Nhật Bản, có thể dẫn chứng về các điển hình trong quản lí xây dựng, phát triển đô thị qua công cụ quy hoạch như quy hoạch xây dựng, phát triển các thành phố Tokyo, Fujisawa (thuộc tỉnh Kanagawa), Yokohama. Bên cạnh những dấu hiệu chung, mỗi đô thị này đều có các hình thức đặc thù riêng hay điểm nhấn trong quản lí quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị của mình như: Chính quyền vùng đô thị Tokyo đã thiết lập Trung tâm “Xây dựng thành phố giảm thiểu carbon” và “Xây dựng đô thị xanh” để lập và tiến hành các dự án chiến lược chính. Một số dự án hoặc chương trình điển hình là “Chiến lược sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng”; “Đô thị sử dụng tối đa hoá năng lượng tái tạo”; “Xây dựng hệ thống giao thông bền vững”; “Phát triển các công nghệ môi trường mới và tạo lập lĩnh vực kinh doanh về môi trường, chuyển dịch sang giảm thiểu carbon.” Để các dự án hoặc chương trình này đi vào hiện thực, chính quyền thành phố cũng có các chính sách để đảm bảo tất cả các bên liên quan từ các cấp chính quyền tới khối tư nhân và người dân

đều tham gia vào việc thực hiện quy hoạch. Tại Fujisawa, các nhà quản lí đô thị đã áp dụng giải pháp xây dựng đô thị phát triển bền vững có sự hợp tác, gắn kết hiệu quả giữa các công ti tư nhân, mỗi người dân với chính quyền thành phố trong việc lập kế hoạch, quy hoạch, định hướng phát triển của thành phố. Điều quan trọng nhất là có sự tham gia của cả cộng đồng, được coi là nhân tố quyết định sự phát triển của đô thị thông minh và bền vững. Tại Yokohama - một trong những đô thị hiện đại nhất của Nhật Bản, chính quyền rất quan tâm đến sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân và người dân, đã triển khai hàng loạt các dự án phát triển và các biện pháp điều tiết. Tất cả đều được xây dựng nhằm bảo đảm có tính đồng bộ và nhất quán với nhau, bảo đảm thực hiện dài hạn cũng như sự tham gia chủ động của người dân và khu vực tư nhân. Kết quả là Yokohama đã thay đổi hoàn toàn, từ một đô thị có môi trường bị suy thoái thành một đô thị đáng sống, thân thiện với thiên nhiên, có cơ sở kinh tế vững mạnh.(24)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w