Ưu điểm trong xây dựng, ban hành pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 72)

Liên quan đến quản lí nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị, số liệubáo cáo tính đến năm 2017 cho thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo tính đến năm 2017 cho thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

đã xây dựng, ban hành được 4 luật (Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, LuậtXây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014); 1 nghị quyết của UBTV Quốc hội; 29 nghị định hướng dẫn thi hành luật; 81 thông tư quy định về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị; 5 quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, công trình hạ tầng kĩ thuật và công trình ngầm đô thị và các quy chuẩn có liên quan về lĩnh vực giao thông, cung cấp năng lượng; viễn thông; 70 tiêu chuẩn kĩ thuật có liên quan. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng ban hành nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp tỉnh để triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn do mình quản lí.(38)

Nhìn chung, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xác định khá đầy đủ nguyên tắc, thẩm quyền, phạm vi nội dung quản lí nhà nước về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hệ thống pháp luật về quy hoạch xây dựng đô thị đã được xây dựng, ban hành khá đồng bộ, tương đối kịp thời, bao quát trên

(38) . Bộ Xây dựng (2017), Báo cáo số 91/BC- BXD, ngày 20 tháng 11 năm 2017 gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện kiểm tra công tác lập, quản lí quy hoạch đô thị và công tác quản lí hoạt động xây dựng được giao tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 05/12/2016 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ.

nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cơ bản phù hợpvới các thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, với các thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, tạo được khung pháp lí phục vụ đầu tư phát triển đô thị, đầu tư xây dựng công trình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quy hoạch, quản lí, sử dụng đất đai tại đô thị.(39)

Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định rõ nội dung quy hoạch, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước trong các khâu công bố công khai quy hoạch xây dựng; trách nhiệm cập nhật tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền kịp thời công bố công khai cho tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện. Luật yêu cầu việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kĩ thuật hoặc hạ tầng xã hội, nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng. Về tổ chức quản lí thực hiện quy hoạch xây dựng, Luật quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù thuộc địa bàn mình quản lí theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối việc quản lí quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh.

Trước đây, quản lí nhà nước về kiến trúc đô thị đã được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và được quy định chi tiết một số nội dung tại Nghị định số 38/2010/NĐ-CP(40) ngày 7 tháng 4 năm 2010 về quản lí không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 xác định nguyên tắc chung trong quản lí kiến trúc đô thị tuy nhiên, các nội dung quản lí nhà nước

(39). Bộ Xây dựng (2019), Báo cáo số 70/BC-BXD ngày 31 tháng 5 năm 2019 gửi các đại biểu Quốc hội về “Một số nội dung về các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại Kì họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV”.

về kiến trúc đô thị, quản lí kiến trúc đối với tổ hợp kiến trúc đô thị, nhà ở đô thị, công trình đặc thù và những loại công trình kiến trúc khác… đã từng được

quy định chi tiết tại Nghị định số 38/2010/NĐ-CP nêu trên. Để quy định chitiết Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và một số văn bản luật có liên quan, Chính tiết Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và một số văn bản luật có liên quan, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lí đầu tư phát triển đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư phát triển đô thị, bao gồm: Quy hoạch đô thị; hình thành, công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị; thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác, chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị. Từ năm 2019, với việc xây dựng và ban hành Luật Kiến trúc, những nội dung quản lí nhà nước về kiến trúc nói chung đã được luật hóa, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho quản lí nhà nước về kiến trúc xây dựng đô thị. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp trong quản lí nhà nước về kiến trúc nói chung cũng đã được Luật Kiến trúc quy định rõ. Để thực hiện việc Luật Kiến giao quy định chi tiết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật. Trong đó, đáng chú ý có các quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành, công bố, nội dung Quy chế quản lí kiến trúc đô thị, nông thôn (là trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh). Đặc biệt, Nghị định còn đưa ra mẫu hướng dẫn lập Quy chế quản lí kiến trúc đô thị, theo đó nhiều nội dung quan trọng của Quy chế đã được định hướng.

Về kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật trên lĩnh vực quản lí quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã xây dựng, ban hành được khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lí cho hoạt động này. Trước đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lí công trình hạ tầng kĩ thuật; quản lí phát triển

nhà và công sở và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lí vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Trên tinh thần các luật mới ban hành hoặc đã được sửa đổi, bổ sung, năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thay thế cho các văn bản trên. Trong đó, các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt tương ứng đối với vi phạm liên quan đến quản lí nhà nước về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị được quy định cụ thể.

Để hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hoạt động nghiệp vụ về quyhoạch, kiến trúc xây dựng nói chung, xây dựng đô thị nói riêng, Bộ Xây dựng hoạch, kiến trúc xây dựng nói chung, xây dựng đô thị nói riêng, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD).(41) Bộ quy chuẩn này đã chuẩn hoá về mặt kĩ thuật đối với các nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, từ quy hoạch không gian vùng, tổ chức không gian trong quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch các đơn vị ở, hệ thống các công trình dịch vụ, cây xanh đô thị, thiết kế đô thị, không gian ngầm, cải tạo các khu vực cũ trong đô thị, giao thông và các công trình hạ tầng kĩ thuật khác như cấp điện, cấp, thoát nước, quản lí chất thải rắn, nghĩa trang.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w