Hằng ngày Hoạt động kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức phải được thực hi ện một cách thiết thực, hiệu quả, việc xử lí vi phạm pháp luật cần kịp thời,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 171 - 176)

- Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật

hằng ngày Hoạt động kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức phải được thực hi ện một cách thiết thực, hiệu quả, việc xử lí vi phạm pháp luật cần kịp thời,

nghiêm minh, đúng quy định, không có ngoại lệ, vùng cấm.

(iv). Phát triển đội ngũ thanh tra viên chuyên ngành xây dựng, quy hoạch, kiến trúc đô thị có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức công vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, coi đây là yếu tố quyết định vai trò của tổ chức và hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra trên lĩnh vực quản lí nhà nước về xây dựng đô thị hiện nay. Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm chế độ giám sát hoạt động đối với các thanh tra viên chuyên ngành xây dựng, quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị trong việc tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề nghiệp, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng thanh tra viên theo chuẩn chức danh. Trong bổ nhiệm, quản lí sử dụng, bố trí việc làm cho các thanh tra viên cần chú trọng thực hiện nghiêm chế độ luân chuyển công tác, tăng cường cán bộ cho cơ sở, bổ sung cán bộ thực tiễn cho cơ quan cấp trên, thực hiện nguyên tắc chánh thanh tra không là người địa phương. Đối với thanh tra viên chuyên ngành xây

dựng, quy hoạch, kiến trúc đô thị cần coi trọng hàng đầu phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, chống mọi biểu hiện lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực, buông lỏng trách nhiệm, tiếp tay hoặc bao che cho người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ của thanh tra viên. Hơn ai hết, mỗi thanh tra viên phải là tấm gương sáng trong cộng đồng về việc tuân thủ, chấp hành pháp luật và các quy tắc của đời sống xã hội. Thanh tra viên phải là những người được đào tạo cơ bản về pháp luật, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ thanh tra, quản lí nhà nước và lĩnh vực hoạt động chuyên ngành xây dựng, quy hoạch, kiến trúc đô thị. Một trong những đề xuất đáng chú ý phù hợp với yêu cầu này là tăng cường năng lực một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra nói chung và thanh tra ngành xây dựng, quản lí đô thị như Học viện Cán bộ quản lí xây dựng và đô thị thuộc Bộ Xây dựng, Học viện Hành chính Quốc gia thuộc Bộ Nội vụ, Trường Cán bộ thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ… Đặc biệt, cần sớm nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Học viện Thanh tra trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ thanh tra hiện nay.(146)

4.2.6. Phát huy vai trò tham gia, giám sát, phn bin xã hi ca các t chc xã hi trong quản lí nhà nước v xây dựng đô thị t chc xã hi trong quản lí nhà nước v xây dựng đô thị

Thứ nhất, trên cơ sở sự phân công chức năng, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, việc thực hiện phối hợp giữa các chủ thể quản lí là nguyên tắc trong quản lí nhà nước nói chung, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị nói riêng, không chủ thể nào trong bộ máy quản lí có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao mà thiếu sự phối hợp của các chủ thể khác. Thực tiễn cho thấy, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị chưa có hiệu lực, hiệu quả như mong muốn là do chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém trong việc thực hiện nguyên tắc phối hợp công tác quản lí. Đã đến lúc nguyên tắc này phải được thắt chặt, thực

(146).Xem thêm: Phạm Thị Anh Đào (2017), Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay – tlđd, tr.143.

hiện một cách nghiêm túc, bởi lẽ phối hợp là yêu cầu bắt buộc, thuộc chức trách, nhiệm vụ của mỗi chủ thể quản lí, không phải như quan niệm thường cho rằng đây là việc phụ, không quan trọng. Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan, các ngành, các cấp chính quyền trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị không chỉ được thực hiện ở phạm vi một đơn vị hành chính nhất định (như cấp tỉnh) mà cần được thực hiện ở mọi cấp chính quyền, từ Trung ương đến cơ sở. Mặt khác, quy chế phối hợp công tác trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị không nên là sự sao chép lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật mà phải đưa ra được những mô hình, biện pháp, cách thức phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ quản lí, giải quyết các vấn đề cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung của quản lí nhà nước. Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân nói chung và bộ máy quản lí nhà nước nói riêng. Do vậy, không thể bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về xây dựng đô thị mà thiếu vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Thứ hai, trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị có vai trò tham gia, giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội thành viên. Việc thực hiện nguyên tắc này cũng mang tính bắt buộc đối với cả hai phía: các cơ quan quản lí nhà nước và Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội. Theo đó, các cơ quan quản lí nhà nước phải nêu cao nghĩa vụ, trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lí, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội một cách thiết thực, tránh cách làm mang tính hình thức. Mặt khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội cũng cần chủ động, tích cực tham gia quản lí nhà nước, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội một cách thiết thực, hiệu quả, đặc biệt cần phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong vận động, thuyết phục nhân dân tuân thủ, chấp hành pháp luật về xây dựng đô thị.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở lí luận và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn quản lí nhà nước về xây dựng đô thị thời gian qua đã được nhận diện ở các chương trước, chương 4 đã làm rõ nội dung 4 quan điểm bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị gồm: (i) Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị phải được thực hiện bởi hệ thống quản lí năng động, hiệu lực, hiệu quả; (ii) Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị phải bảo đảm nguyên tắc pháp quyền, phát huy quyền dân chủ, nêu cao vai trò tích cực của người dân, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư; (iii) Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị phải phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững; (iv) Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị phải được bảo đảm trên cơ sở phát huy những ưu điểm, khắc phục các hạn chế của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị thời gian qua.

Các giải pháp bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay đã được phân tích, luận giải gồm 6 giải pháp cơ bản sau: (i) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng đô thị trên 4 phương diện nội dung: pháp luật về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị, pháp luật về quản lí dự án đầu tư xây dựng đô thị; pháp luật về quản lí chất lượng công trình xây dựng đô thị, pháp luật về quản lí an toàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng công trình đô thị; (ii) Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xây dựng đô thị; (iii) Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lí trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị; (iv) Coi trọng phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao

ý thức pháp luật về xây dựng đô thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị; (v) Kiện toàn bộ máy quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị; (vi) Phát huy vai trò tham gia, giám sát, phản biện xã hội của tổ chức xã hội trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị.

KT LUN

Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị là một tất yếu khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển hệ thống đô thị bền vững, hội nhập quốc tế. Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị là sự tác động có chủ đích, có kế hoạch của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước lên quá trình hoạt động xây dựng đô thị nhằm đạt các mục tiêu quản lí đã được xác định, bao gồm các nội dung cơ bản: quản lí nhà nước về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị; quản lí nhà nước về dự án đầu tư xây dựng đô thị; quản lí nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đô thị; quản lí nhà nước về an toàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị. Bên cạnh những đặc điểm của quản lí nhà nước nói chung, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị còn mang một số đặc điểm riêng, do tính chất của hoạt động xây dựng đô thị quy định. Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị đóng vai trò bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, duy trì, củng cố trật tự, kỉ cương trong hoạt động xây dựng đô thị, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phát triển hệ thống đô thị bền vững. Các yếu tố chính trị, pháp lí cũng như kinh tế, nhận thức xã hội phù hợp, thuận lợi là những yếu tố bảo đảm vững chắc cho hoạt động quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực xây dựng đô thị. Trên thực tiễn những năm qua, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện mặt ưu điểm xứng đáng được ghi nhận trên cả hai phương diện cơ bản là xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, tạo diện mạo mới cho hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, những hạn chế hiện nay là không nhỏ và còn đang hiện hữu trên cả hai phương diện: xây dựng, ban hành pháp luật, đặc biệt trong việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về xây dựng đô thị.

Trên cơ sở những phân tích, chứng minh về lí luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất, luận giải 4 quan điểm và 2 nhóm giải pháp mang tính toàn diện nhằm bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật đề xuất phương hướng sửa đổi, bổ sung các quy định trên cả 4 phương diện cơ bản: pháp luật về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị; pháp luật về dự án đầu tư xây dựng đô thị; pháp luật về chất lượng công trình xây dựng đô thị và pháp luật về an toàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, nhóm 5 giải pháp quan trọng khác gồm: một là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xây dựng đô thị; hai là, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lí trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị; ba là, coi trọng phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật về xây dựng đô thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị; bốn là, kiện toàn bộ máy quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị; năm

, phát huy vai trò tham gia, giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị.

Liên quan đến đề tài luận án, các hướng nghiên cứu mới có thểđược triển khai ở tầm khái quát hoặc cụ thể hơn, chẳng hạn như hoàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 171 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w