Che cho các vi phạm pháp luật về xây dựng đô thị Giải pháp này cần được ưu tiên, thực hiện nghiêm túc và tiến hành thường xuyên, làm gương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 156 - 157)

- Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật

che cho các vi phạm pháp luật về xây dựng đô thị Giải pháp này cần được ưu tiên, thực hiện nghiêm túc và tiến hành thường xuyên, làm gương

ưu tiên, thực hiện nghiêm túc và tiến hành thường xuyên, làm gương cho xã hội trên tinh thần thượng tôn pháp luật, coi trọng kỉ cương, phép nước trong hoạt động xây dựng đô thị.

Mặt khác, các chế tài, biện pháp xử phạt, cưỡng chế hành chính cần được áp dụng một cách nghiêm minh, đặc biệt khi có dấu hiệu tội phạm cần kiên quyết đưa vụ việc đến cơ quan điều tra để làm rõ và xử lí theo quy định của pháp luật hình sự. Các thiệt hại do vi phạm hành chính nếu có cần được giải quyết một cách thấu đáo, công bằng, coi trọng việc thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án. Một trong những biện pháp cưỡng chế vi phạm mà trước đây thường được áp dụng trên thực tế và cũng gây ra một số tranh cãi là biện pháp đình chỉ thi công đi đôi với việc ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác, cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu xây dựng, công nhân vào thi công công trình xây dựng vi phạm.(143)Vừa rồi, khi bàn về tăng cường các biện pháp xử lí vi phạm hành chính trên các lĩnh vực theo Dự thảo Luật Xử lí vi phạm hành chính sửa đổi (tương tự như việc tăng cường quy định và thực hiện nghiêm về mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia của người điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông) thì câu chuyện có nên áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ cần thiết khác cho công trình xây dựng vi phạm pháp luật hay không lại được tập trung chú ý. Có ý ki ến cho rằng nếu như vậy thì can thiệp quá sâu vào các quan hệ dân sự, nên coi đây là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính chứ không phải là biện pháp cưỡng chế hành chính. Từ một góc nhìn khác, nhiều ý kiến lại cho rằng, “ngừng cung cấp điện, nước” có thể sẽ là biện pháp cưỡng chế hiệu quả, nhất là đối với một đơn vị xây dựng

(143). Được quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2007 nhưng Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 đã không còn quy định biện pháp này.

công trình trái phép. Tuy nhiên, nếu áp dụng với một số hành vi vi phạm khác thì lại chưa phù hợp, chẳng hạn trong trường hợp chủ hộ vi phạm, việc cắt điện nước sẽ ảnh hưởng đến cả hộ, không đảm bảo tính khách quan. Do vậy, cần xác định rõ các trường hợp để áp dụng cho hợp lí. Thực tế cho thấy khi giải phóng mặt bằng, để thu hút đầu tư, nhiều trường hợp đã giải quyết đúng quy định nhưng vẫn chây ì. Lúc này, "cắt điện, nước" là biện pháp hiệu quả để "cưỡng chế thi hành", để người vi phạm không còn điều kiện thực hiện hành vi vi phạm. Việc bổ sung biện pháp này vào Luật Sửa đổi Luật Xử lí vi phạm hành chính cũng đã được cơ quan soạn thảo cân nhắc. Nếu coi việc cung cấp điện, nước là hợp đồng dân sự cũng đúng nhưng từ góc độ quản lí nhà nước thì quan hệ thị trường hay dân sự đều có thể can thiệp bằng con đường hành chính.(144) Thiết nghĩ rằng, cần phải có những biện pháp pháp lí mạnh mẽ để có thể can thiệp vào thị trường hoặc các quan hệ kinh tế-xã hội một cách hợp lí nhằm duy trì và củng cố trật tự, kỉ cương trong hoạt động xây dựng đô thị và có thể cả đối với một số lĩnh vực cấp thiết, chẳng hạn như phòng chống đại dịch hoặc các tình trạng khẩn cấp khác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở việt nam hiện nay (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w