- Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật
Thứ nhất, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra, x ử lí vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng đô thị:
Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế tài, mức xử phạt, các hình thức cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực xây dựng đô thị như trên đã đề cập thì điều quan trọng hơn là phải bảo đảm cho các quy định này được thực hiện nghiêm chỉnh. Các hình thức chế tài, mức xử phạt, hình thức cưỡng chế hành chính nên được tăng cường áp dụng theo hướng bảo đảm tính nghiêm khắc, có đủ sức răn đe và trừng phạt một cách thích đáng đối với các vi phạm. Cần sớm loại bỏ việc áp dụng chế tài theo kiểu “phạt và cho tồn tại”. Có thể nói đây là một hình thức thể hiện tính nửa vời trong thực tiễn quản lí nhà nước về xây dựng đô thị, không phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền. Mặt khác, cần chú trọng thực hiện các quy định pháp luật về phân cấp,
phân quyền, tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương, chính quyềncấp cơ sở ở đô thị trong kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm hành chính cấp cơ sở ở đô thị trong kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm hành chính cũng như các quy định về trình tự, thủ tục xử lí vi phạm hành chính vừa bảo đảm quyền dân chủ của người dân nhưng đồng thời cũng thể hiện, phát huy được sức mạnh, hiệu quả quản lí nhà nước.
Việc tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, kỉ cương trong hoạt động xây dựng cần chủ động ngay từ giai đoạn đầu. Những sai phạm, cho dù là nhỏ cũng cần sớm được kiểm tra, phát hiện và xử lí kiên quyết, nghiêm khắc ngay từ những hoạt động ban đầu, khi chưa khởi công xây dựng công trình, tránh tình trạng công trình đã tiến hành thi công ở những giai đoạn sau, sẽ rất khó khăn, phức tạp trong xử lí, xử phạt vi phạm pháp luật (phá dỡ, khắc phục hậu quả của sai phạm), để lại nhiều hệ lụy cho xã hội và cả bên có hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tiễn quản lí nhà nước về xây dựng đô thị, chúng ta đã có không ít bài học về việc này. Một số công trình xây dựng đô thị có sai phạm được chính quyền cấp cơ sở phát hiện, lập biên bản, kiến nghị xử phạt ngay từ lúc còn là một vài căn phòng nhưng đến khi cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì đã xây lên thành mấy tầng. Điều này cho thấy, sự lúng túng trong tổ chức áp dụng pháp luật, việc thực hiện thiếu nghiêm túc và trách nhiệm phối hợp không kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan quản lí nhà nước đã tạo “cơ hội” cho vi phạm pháp luật tiếp diễn ở mức độ nghiêm trọng hơn. Giữa các đội thanh tra xây dựng trực thuộc thanh tra sở xây dựng với chính quyền các quận, huyện, thị xã hoặc giữa các chủ thể quản lí nhà nước với các chủ đầu tư cũng chưa có sự nhịp nhàng, ăn khớp và nghiêm minh trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật. Do vậy, giải pháp để bảo đảm quản lí nhà nước hết sức cần thiết ở đây là xử lí nghiêm hành vi vi phạm pháp luật đối với các chủ thể quản lí khi họ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lí, thậm chí tiếp tay hay bao