- Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY D ỰNG ĐÔ THỊ
4.1. Quan điểm bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị
4.1.1. Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị phải được thực hiệnbởi hệ thống quản lí năng động, hiệu lực, hiệu quả bởi hệ thống quản lí năng động, hiệu lực, hiệu quả
Hệ thống tổ chức quản lí nhà nước nói chung là một cấu trúc hoàn chỉnh gồm các thiết chế là các cơ quan, tổ chức, đơn vị - những chủ thể thực hiện vai trò, chức năng quản lí nhà nước và các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục hoạt động tương ứng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, xây dựng nói chung và xây dựng đô thị nói riêng là lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội có phạm vi rộng lớn, tính chất phức tạp, chuyên môn sâu, do vậy hệ thống quản lí nhà nước đối với lĩnh vực này cũng cần phải đảm bảo tính thích ứng cao, năng động, hiệu lực, hiệu quả. Đây là một trong những nhân tố thể hiện rõ nhất vai trò của con người trong quản lí nhà nước, bởi thế nó có tính quyết định cho sự thành công của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Điều này luôn đặt ra nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng là phải chăm lo, củng cố, nâng cao phẩm chất, năng lực của các cơ quan, đội ngũ cán bộ công chức quản lí nhà nước cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật - cơ sở pháp lí đồng thời là công cụ thực hiện quản lí nhà nước, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Nâng cao tính chất công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, của các cán bộ, công chức trong bộ máy quản lí nhà nước, tính chất hợp lí, khách quan của pháp luật và các công cụ quản lí là đòi hỏi có tầm quan trọng hàng đầu và tất yếu của nền kinh tế-xã hội đối với hệ thống quản lí nhà nước. Nếu không có một hệ thống quản lí nhà nước tốt, thích ứng cao với thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội