Năm 1659, Willis lần đầu tiên mô tả bệnh Thƣơng hàn [40].
Năm 1883 – 1984, Georg Theodor August Gaffky (Đức) đã nuôi cấy và xác định tính chất sinh học của S. Typhivà đặt tên là Eberth's bacillus, Eberthella typhi và Gaffky-Eberth bacillus [5,88]. Năm 1885, tên của bác sĩ thú y ngƣời Mỹ Daniel ElmerSalmon đƣợc đặt tên cho vi khuẩn Thƣơng hàn là Salmonella và sau đó đƣợc sử dụng chính thức cho đến ngày nay [4,5].
Năm 1888 – 1892, Chantemess và Widal nghiên cứu thực nghiệm áp dụng có hiệu quả việc tiêm chủng Thƣơng hàn lần đầu tiên ở ngƣời [2,82].
Năm 1896, R. Pfeiffer và W. Kolle ở Đức và Almroth Edward Wright ở Anh điều chế vắc xin Thƣơng hàn toàn tế bào bất hoạt bằng nhiệt đầu tiên dùng cho ngƣời và chứng minh kháng thể bảo vệ thụ động [47,48]. Năm 1917, Felix mô tả kháng nguyên thân và kháng nguyên lông của Salmonella [22].
Năm 1948, Theodore Woodward và Smadel điều trị thành công một bệnh nhân ngƣời Malaysia bị bệnh Thƣơng hàn bằng chloramphenicol, mở ra thời kỳ sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh Thƣơng hàn [4,19].
Vào những năm 1960 và 1970, thực địa đầu tiên đối với vắc xin Thƣơng hàn tế bào bất hoạt bằng nhiệt, phenol hoặc acetone với sự phối hợp của WHO ở Yugoslavia và Guyana [48,50].
Vào cuối những năm 1980, thực địa vắc xin Thƣơng hàn Vi PS ở vùng dịch lƣu hành tại Nêpan và Nam Phi [48].
25
Viện huyết thanh Berna (Thụy sĩ) sản xuất đƣợc cấp giấy phép lƣu hành [44].
Năm 1994, vắc xin Thƣơng hàn Vi PS do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất đƣợc cấp giấy phép lƣu hành [49].
Từ năm 1998, nhóm chuyên gia tƣ vấn chiến lƣợc (SAGE) của TCYTTG khuyến cáo sử dụng vắc xin Thƣơng hàn cho nhóm có nguy cơ cao và cho trẻ em ở lứa tuổi đến trƣờng [33,44].