Bài thơ Tẩu lộ (Đi đường)

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 58 - 59)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

3.2.5.Bài thơ Tẩu lộ (Đi đường)

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.5.Bài thơ Tẩu lộ (Đi đường)

走路 走路才知走路難 重山之外又重山 重山登到高峰後 萬里與圖顧盼間 Dịch âm Hán - Việt:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,

Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Dịch thơ:

Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(Nam Trân dịch)

Đặng Thai Mai đã có lần gọi Hồ Chí Minh là “người tù lưu động”. Chúng ta có thể hiểu rằng chuyện bị giải đi trên đường là chuyện xảy ra thường xuyên trong quá trình bị bắt giam của Bác. Đó là những chặng đường vất vả, nhưng Bác vẫn luôn biết cách để tận hưởng vẻ đẹp của ngoại cảnh:

Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng (Lộ thượng)

Hay đi giữa sự gông cùm và có khi là trong những ngày giá lạnh:

Gió sắt tựa gươm mài đá núi Rét như dùi nhọn chít cành cây

Rồi lại đi giữa những con đường núi hiểm trở như trong bài Tẩu lộ. Bài thơ mở đầu cho hành trình bị áp giải. Hồ Chí Minh là một người tù và là một người cộng sản với ý chí và lòng ham muốn để gây dựng một đất nước tự cường và độc lập. Chính vì vậy, mỗi hành trình của người tù ấy là một dấu mốc đánh dấu cho một bước đi trên con đường cách mạng, có gian lao và cách trở. Nên hiểu rõ cái tinh thần và tâm thế ấy của tác giả mà hiểu thấu bài thơ.

Bài thơ này xảy ra hiện tượng dịch thoát nghĩa (do cách dịch về lời thơ và nhịp điệu thơ ảnh hưởng)

* Hiện tượng dịch thoát nghĩa

Nhìn một cách tổng quát đây là một bản dịch khá, với những ưu điểm đã nói ở phần trên, nhưng vẫn còn vấn đề ở câu thơ thứ nhất:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Dịch thơ:

Đi đường mới biết gian lao

Câu này được dịch thành câu lục trong thể lục bát, lời thơ có phần quá thanh thoát làm mất đi sự trúc trắc vốn có ở nguyên tác. Thêm vào đó, với điệp từ tẩu lộ câu thơ càng diễn tả được âm hưởng nặng nhọc. Bác bị áp giải trong một ngày lạnh giá thì không thể diễn câu thơ một cách nhẹ nhàng như vậy được. Câu thơ thứ nhất là sự mở đầu, dẫn vào ý tứ của những câu sau, từ ý thể hiện kinh nghiệm đi đường mà tác giả muốn nâng lên ý tứ trong con đường cách mạng. Để đến câu thứ hai tiếp tục nêu ra những hiểm trở tưởng như không thể vượt qua nhưng cuối cùng ở câu kết mọi chuyện lại khác, tạo ra một sự bất ngờ nhưng trong mạch cấu trúc đó vẫn có sự nhất quán với câu thứ nhất:

Vạn lý dư đồ cố miện gian

Đường đi có khó khăn nhưng bởi vì đã có kinh nghiệm nên vẫn có thể vượt qua mà vươn tới tầm cao.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 58 - 59)