Những thuận lợi và khó khăn trong việc dịch thơ chữ Hán

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 41 - 43)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

2.3.Những thuận lợi và khó khăn trong việc dịch thơ chữ Hán

2.1.1.2.3.Các hiện tượng khác biệt độc lập

2.3.Những thuận lợi và khó khăn trong việc dịch thơ chữ Hán

Mặc dù, đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng công việc dịch thuật trong những năm gần đây ở nước ta chưa thật sự đạt được thành tựu như mong đợi, cho dù công tác giảng dạy chữ Hán đã được tiến hành trình tự, cẩn trọng và có định hướng…Nhưng dịch thuật ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên sự tự nguyện, tự phát từ phía người có lòng yêu nghề và ham thích tìm hiểu những giá trị tinh thần của dân tộc. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, chúng ta cũng nên nhìn nhận biến chuyển của dịch thuật, biên khảo theo hai khía cạnh:

Trước hết là những điều kiện thuận lợi cho việc phiên dịch văn chương. Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, chữ Hán từ chỗ được người Hán dùng làm công cụ “nô dịch, đồng hóa” lên phạm vi rộng cũng đã trở thành phương tiện để người Việt lưu trữ và bảo vệ văn hóa dân tộc mình. Nhìn lại lịch sử, cũng có một thời

gian dài chữ Hán thịnh hành ở Việt Nam và từng trở thành văn tự chính thống của Việt Nam. Số lượng nhà Nho trực tiếp chịu ảnh hưởng văn tự Hán là khá nhiều, họ là những hạt nhân, đồng thời là lực lượng nòng cốt am hiểu dịch thuật, biên khảo, bảo quản, mở rộng vốn văn tự Hán trong cộng đồng Việt. Một nguồn tài liệu quí giá hôm nay chính là từ những bản dịch Hán sang Việt, những di sản Hán văn được thẩm định, khảo sát, đối chiếu,…Từ đó mà ngày nay, chúng ta có cơ hội tiếp nhận đồng thời rút ra được những kinh nghiệm về dịch thuật.

Trên văn đàn Việt Nam, ngày nay, chúng ta vẫn hay thấy xuất hiện những ấn phẩm báo chí, tạp chí: Tạp chí Văn học, Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí Ngôn ngữ,… và đồng hành với người ham thích ngôn ngữ đó là Việt ngữ học, Viện Hán Nôm với rất nhiều thông tin được đăng tải lên mạng để tạo không gian học hỏi, giao lưu, đóng góp những bài viết, những kinh nghiệm, và là nơi công bố rộng rãi những công trình nghiên cứu dịch thuật. Những mặt thể hiện tích cực nêu trên cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công cụ máy móc, điện toán, công cụ in ấn, tài liệu tra cứu, từ điển điện tử,…giúp người nghiên cứu có thể đẩy mạnh quá trình biên soạn, phiên dịch, xuất bản tác phẩm. Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta vẫn gặp không ít khó khăn, nhất là biểu hiện của việc học tập chữ Hán đã không còn được chú trọng như trước, sự hứng thú với chữ Hán không còn được duy trì. Do đó, số người biết chữ Hán ngày càng ít đi, sự kế thừa và bổ sung trình độ hiểu biết chữ Hán đang trễ so với tiến độ yêu cầu. Nếu còn, người biết chữ Hán thì chủ yếu là những nhà nghiên cứu, chuyên giảng dạy Hán Nôm hoặc những người có quan tâm đến chữ Hán. Về văn bản, thư tịch cổ cũng bị mất mát, hư hao, cũ rách do thời tiết, chiến tranh và điều kiện vật chất bảo quản chưa tốt. Sự sao chép văn bản nhiều lần thường theo hướng chủ quan của người biên chép cổ văn, hoặc do sự khác xa thời đại giữa người tạo tác và người phiên dịch, cho nên dễ đi đến xuất hiện nhiều dị bản, kèm theo sự thiếu sót, sự lệch nghĩa khi phiên dịch, những hiện tượng dịch mất chữ, mất ngữ, mất một phần nghĩa văn bản, hay dịch thoát nghĩa nguyên tác cũng là những vấn đề bất cập đáng lo ngại.

Chúng tôi vừa điểm qua những góc nhìn khách quan về lịch sử chữ Hán cũng như nhằm khẳng định những vấn đề mới phát sinh trong văn hóa hiện nay và tình hình dịch thơ chữ Hán. Mặc dù chữ Hán cách chúng ta hàng nghìn năm nhưng thành quả của nền Hán học để lại quả là không nhỏ. Vì vậy, định hướng mới cho người nghiên

thức, chọn lọc nội dung những gì cần nghiên cứu từ các văn bản chữ Hán, hay các thư tịch cổ. Một cách khái quát, chúng ta thấy rằng về tình hình phiên dịch, biên khảo hiện nay cũng rất cần được quan tâm tích cực hơn và mạnh mẽ hơn từ giới nghiên cứu để góp phần bảo tồn nền văn hóa nước nhà.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 41 - 43)