Bài thơ Lai Tân (Lai Tân)

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 67 - 69)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

3.2.9.Bài thơ Lai Tân (Lai Tân)

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.9.Bài thơ Lai Tân (Lai Tân)

來賓 監房班長天天賭 警長貪吞解犯錢 縣長燒燈辨公事 來賓依舊太平天 Dịch âm Hán - Việt:

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ, Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền; Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự, Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Dịch thơ:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc, Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh, Chong đèn, huyện trưởng làm công việc; Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

(Nam Trân dịch)

Lai Tân là một bài thơ ghi lại những điều tai nghe mắt thấy trong quá trình bị

giam giữ ở nhà lao Tưởng Giới Thạch. Sắc thái đậm nét trong bài thơ là một thái độ mỉa mai, châm biếm một cách nhẹ nhàng mà sâu cay. Tuy vậy do tập thơ là một tập nhật ký nên có tính chất hướng nội. Nắm được đặc điểm này để chúng ta có thể lí giải đây là tiếng nói tố cáo xã hội Trung Quốc thời ấy hay chỉ là tiếng cười châm biếm những con người, sự việc mà Bác chứng kiến trong nhà lao ở Lai Tân ?

Bài thơ có xảy ra hiện tượng dịch mất chữ và thoát nghĩa

* Hiện tượng dịch mất chữ

Hai câu thơ đầu:

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ, Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc, Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Trong nguyên tác hai câu này miêu tả thái độ làm việc của hai vị quan ban trưởng cảnh trưởng. Họ là những người giữ trọng trách quản lí nhà tù, coi giữ

phạm nhân. Ấy vậy mà ở đây ban trưởng thì ngày ngày chơi đánh bạc (thiên thiên đổ) còn cảnh trưởng thì tham ô, trấn lột tiền của phạm nhân (tham thôn giải phạm nhân). Ba chữ thiên thiên đổ được dịch là chuyên đánh bạc, hai chữ thiên thiên đã bị mất đi. Dịch như thế là không đúng với nguyên tác, mất đi yếu tố ngày ngày (thiên thiên) thì tính chất xuyên suốt, thường xuyên đã mất đi. Tính chất châm biếm trong câu thơ cũng không còn.

Ở câu thơ thứ hai cũng vậy. Hai chữ tham thôn được dịch là kiếm ăn quanh là không sát, xem như là không còn nghĩa của hai chữ ấy. Tham thôn có ý nghĩa mạnh hơn, chỉ các hành vi cực xấu.

* Hiện tượng dịch thoát nghĩa

Hãy xem sự “cần mẫn” của những vị quan chức trong nhà lao Lai Tân:

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự, Lai Tân y cựu thái bình thiên

Dịch thơ:

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc; Trời đất Lai Tân vẫn thái bình

Thoạt nhìn, chúng ta cứ ngỡ những vị chức sắt là những vị quan siêng năng

lắm. Thế nhưng ta thấy ở nguyên tác là biện công sự được dịch là làm công việc. Dịch như thế không sát, phải là làm việc công. Sự chi li về câu chữ trong câu thơ này là cần thiết, bởi chỉ với một từ sai đi sẽ làm mất đi ý thơ châm biếm, nói ngược mà tác giả muốn ám chỉ. Nếu dịch là làm công việc thì thứ nhất nó quá chung chung, thứ hai thì nghe chẳng khác nào đang diễn tả một sự tình bình thường. Vấn đề ở chỗ làm việc công, nhấn mạnh hai chữ việc công có tác dụng châm biếm lớn. Thông thường khi thể

hiện thái độ ca ngợi điều tốt, thơ ca không hay nói trực tiếp, nói cụ thể như thế.

Thêm nữa, ta thấy đặt vào hoàn cảnh ở hai câu thơ đầu, nếu cảnh trưởng là một người làm đúng trách nhiệm thì lẽ nào để cho cấp dưới của mình lộng hành đến thế. Và, cùng với câu thơ cuối: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình càng thể hiện ý thơ châm

tham ô, người thì bỏ bê trách nhiệm, vậy thì đất Lai Tân vẫn có thể thái bình được hay sao ? Câu hỏi được đặt ra nhẹ nhàng mà sâu cay lắm.

Với tất cả những điều vừa trình bày, chúng ta có thể nói rằng đây là một bài thơ không thiên về tố cáo mà chỉ là một nụ cười chua chát, ưu tư mà mang đầy giá trị hiện thực.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 67 - 69)