0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nguyên nhân bản dịch thơ mất chữ, mất ngữ và thoát nghĩa so với nguyên tác

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 43 -43 )

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

2.1.1.2.3.Các hiện tượng khác biệt độc lập

2.4. Nguyên nhân bản dịch thơ mất chữ, mất ngữ và thoát nghĩa so với nguyên tác

nguyên tác

Như đã nói, tình hình dịch thơ chữ Hán ở Việt Nam từ xưa đã được rất nhiều dịch giả quan tâm và họ thật sự đã bỏ ra nhiều tâm huyết. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta không nhận thấy những thiếu sót trong quá trình đưa một tác phẩm không viết bằng tiếng Việt đến với độc giả. Nhìn nhận lại vấn đề, chúng ta có thể nhận ra rằng có nhiều nguyên do cho sự thiếu sót ấy, khách quan và chủ quan đều có.

Xét một cách khách quan thì trong quá trình dịch thuật ắt sẽ có những sai sót thuộc về điều kiện dịch thuật mà các dịch giả dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi như: sự khác nhau về điều kiện văn hóa xã hội, vấn đề thời gian, thời đại, điều kiện bảo quản văn tự,…Đó là những nguyên nhân mà có lẽ nhiều người nhận ra nhưng đó chưa phải là tất cả. Có một câu hỏi đặt ra là bản dịch phải chú trọng đến độc giả hay tác giả ? Nói đến vấn đề này có lẽ chúng ta phải xét ngược lại định nghĩa dịch. Hiểu một cách nôm na thì dịch là truyền đạt lại ý nghĩa của một văn bản này sang một văn bản khác. Nhưng vấn đề là cái “ý nghĩa” ấy là ý đồ thật sự của tác giả hay của cá nhân người dịch. Nếu đặt trong bối cảnh tác giả của tác phẩm đó chưa mất thì còn có thể liên hệ để biết rõ, nhưng nếu ngược lại thì quả là khó khăn cho người dịch. Thông thường thì điều này khó xảy ra, nhưng trong văn chương nghệ thuật thì không phải là hoàn toàn không, bởi bản chất của nó là sự cảm thụ, mà cảm thụ thì không thể bắt ép người tiếp nhận phải cảm theo một khuôn khổ nào. Để hiểu được một tác phẩm thì đã có thể xảy ra vấn đề mỗi người hiểu một kiểu, huống chi là dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.

Chính vì lẽ đó mà thông thường một dịch giả có thể dịch tác phẩm của nhiều tác giả nhưng chỉ chuyên về một tác giả nào đó. Bởi để hiểu đúng được ý đồ của tác giả trong một tác phẩm thì trước hết phải biết rõ về tác giả ấy, và có sự quan tâm đến những công trình nghiên cứu về tác giả cũng như những điều kiện thuộc về bối cảnh sống của tác giả đó. Trần Đình Hiến là một ví dụ, ông chuyên dịch những tác phẩm

của Mạc Ngôn và cũng đã nhận được nhiều lời khen. Như vậy, để dịch đúng ý nghĩa tác phẩm của tác giả gửi gấm trong ấy là một chuyện không hề đơn giản. Và, việc dịch thoát nghĩa hay không đúng nghĩa của nguyên tác là điều có lẽ thường xảy ra hơn so với những trường hợp còn lại.

Còn một vấn đề nữa, đó là dịch thuật đòi hỏi người dịch không chỉ giỏi ngoại ngữ, có phông văn hóa rộng mà còn phải giỏi cả tiếng mẹ đẻ. Bởi vì dịch cũng là một nghệ thuật và nó cũng có những qui định khắc khe của riêng mình. Đã có nhiều người đề cập đến vấn đề là dịch phải đảm bảo ý nghĩa câu chữ của nguyên tác (cái thần) và phải dịch làm sao để đảm bảo độ thẩm mĩ của một tác phẩm dịch (cái nhã). Nhưng có những trường hợp như thế vẫn chưa đủ mà còn một điều kiện nữa, đó là yếu tố hoàn cảnh. Theo đó, cùng một từ có thể có nhiều cách hiều khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, chưa kể mỗi từ đôi khi còn có nhiều nghĩa. Vấn đề là làm sao để một tác phẩm dịch đảm bảo được những yếu tố trên. Đó là sự hài hòa, hợp lí giữa ý tưởng nội dung, hình thức thể hiện và cả bối cảnh tồn tại của tác phẩm đó. Có nhiều khi, dịch giả quá chú trọng đến từ ngữ mà quên đi hoàn cảnh khi ra đời của tác phẩm, điều kiện sáng tác của tác giả. Nhưng khi quá chú trọng đến bối cảnh thì có lúc lại xa rời chữ nghĩa, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản trong dịch thuật là bám sát câu chữ. Chính điều này đã làm cho những tác phẩm dịch xảy ra hiện tượng dịch mất chữ, mất ngữ. Có thể do dịch giả chưa nắm rõ câu chữ của tác phẩm đó, cũng có thể họ quá chú trọng đến yếu tố bối cảnh, những điều kiện xung quanh mà buộc phải xa rời chữ nghĩa của tác phẩm, tất nhiên chúng ta không kể đến những trường hợp buộc phải làm như vậy do sự khác nhau của hai ngôn ngữ, miễn là sự xa rời ấy vẫn đảm bảo sự hợp lí.

Còn khi xét đến yếu tố chủ quan, ta thấy nó nằm ở bản thân dịch giả và người tiếp nhận. Suy cho cùng, công tác dịch thuật là phải hướng đến người đọc, những cũng không phải là quên hẳn tác giả. Tôn trọng nguyên tác của tác phẩm tức là tôn trọng tác giả và cả độc giả. Điều này đòi hỏi bản thân dịch giả phải có sự đào sâu nghiên cứu và một tinh thần thật tỉnh táo khi dịch. Không thể có một sự tùy tiện nào khi tiến hành dịch một tác phẩm, nhất là tác phẩm của thời đại trước thời đại chúng ta đang sống. Người dịch không thể chạy theo số đông khi nhìn nhận một vấn đề, điều cốt lõi là nó phải đúng và hợp lí. Vấn đề dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Bác là một minh chứng, có rất nhiều ý kiến về ý nghĩa của tập thơ. Đó là cho rằng tập thơ của Bác nặng về tố

một tập nhật ký, nó ghi lại những trải nghiệm hết sức đời, hết sức thật của Người trong những ngày tháng bị giam cầm. Tập thơ sáng lên một tinh thần kiên cường trong gian khó và một khát vọng vươn lên, khát vọng được làm chủ, được tự do của Bác, nếu có yếu tố tố cáo thì cũng do tự thân sự trải nghiệm ấy toát lên, như vậy lại càng đáng trân trọng hơn. Chính vì có những cách hiểu sai lệch, những định kiến đè nặng như vậy mà trong suốt một thời gian dài, thật sự có những bài thơ trong tập thơ chưa được hiểu một cách cận kẽ.

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 43 -43 )

×