0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

2.1.1.2.1.Các mối quan hệ trực tiếp

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 35 -35 )

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

2.1.1.2.1.Các mối quan hệ trực tiếp

Ở đối tượng thứ nhất này, người ta thường quan tâm đến hiện tượng ảnh hưởng và vay mượn. Đây là là hiện tượng có tính phổ biến và luôn là một lĩnh vực đề tài phong phú cho văn học so sánh. Ảnh hưởng là cần được hiểu là một hiện tượng mang tính quy luật và rất tự nhiên. Chính vì vậy, cần có cái nhìn khách quan và biện chứng, không nên quá đề cao vai trò của nhân tố ảnh hưởng và hạ thấp yếu tố tiếp nhận ảnh hưởng. Và, vay mượn chính là một kiểu của ảnh hưởng và có vị trí đặc biệt. Kiểu vay mượn này ta thấy rất phổ biến với các nhà văn cổ điển Pháp ở thế kỷ XVI, XVII khi hàu hết các sáng tác đều lấy tư liệu và chủ đề từ văn hóa Hy-La. Nhưng, có một thực tế là vay mượn chưa hẳn bị ảnh hưởng. Khi anh vay mượn anh có thể sử dụng cái của người khác nhưng theo cách của anh và nó không chi phối toàn bộ sự nghiệp sáng tác của anh. Còn ảnh hưởng là sự chi phối một cách kiểu mẩu và sâu sắc hơn. Ở ta, có Nguyễn Du đã mượn cốt truyện văn xuôi Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tác nên Truyện Kiều vừa mang tính tự sự vừa mang tính trữ tình. Kim Vân Kiều truyện chỉ là tư liệu và rõ ràng Thanh Tâm Tài Nhân không hề chi phối sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

Tuy nhiên, một thời gian dài người ta vẫn không vượt quá phạm vi của sự ảnh hưởng và vay mươn. Chủ nghĩa thực chứng lịch sử đã làm cho một số nhà nghiên cứu người Pháp chỉ đi tìm những sự kiện giống nhau, có thể biện minh cho sự ảnh hưởng và vay mượn, hoàn toàn trút bỏ ý nghĩa thẩm mĩ. Theo quan điểm này, thuật ngữ so sánh phải được hiểu là hoàn toàn loại bỏ yếu tố thẩm mĩ, thay vào đó chỉ cần nhận lấy một giá trị lịch sử, kể cả việc tìm ra những điểm tương đồng giữa hai hay nhiều tác phẩm chỉ là điểm xuất phát cần thiết cho phép chúng ta phát hiện ra một sự ảnh hưởng, một sự vay mượn. Và từ đó có thể phần nào giải thích một tác phẩm qua một tác phẩm khác.

Mặc dù, trường phái so sánh cấu trúc của Mỹ đã phản đối quan điểm loại bỏ giá trị thẩm mĩ nói trên của các nhà so sánh luận người Pháp (tiêu biểu là Van Tieghem), nhưng họ lại rơi vào một lỗi khác, đó là quá coi trọng chủ nghĩa hình thức. Họ đề xướng quan niệm về tính thống nhất của tác phẩm, tác phẩm có cấu trúc độc lập, không phân biệt nội dung với hình thức. Hơn thế nữa, họ cũng cho rằng tác phẩm tách

biệt với thế giới bên ngoài. Những phương pháp này của các trường phái đã làm cho văn học so sánh bị khủng hoảng nghiêm trọng ở giai đoạn cuối những năm 50 của thế kỷ XX.

Cho đến năm 1961, với quan điểm phương pháp luận duy vật lịch sử của các nhà nghiên cứu mác xít (tại Đại hội văn học so sánh quốc tế lần thứ 3) đã kéo văn học so sánh ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Các nhà nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: Tuyệt đối hóa sự ảnh hưởng bên ngoài, đưa nó vào quan hệ nhân quả, quy quy luật phát triển của văn học dân tộc vào phạm trù ảnh hưởng sẽ dẫn đến việc đơn giản hóa văn học thế giới, dẫn đến tình trạng nghiên cứu phi thực tế, xảy ra tình trạng có sự phân biệt các nền văn học được gọi là lớn với các nền văn học nhỏ hơn. Họ cũng khẳng định rằng cái đặc thù của dân tộc sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề của sự ảnh hưởng [4; tr.70]. Bởi vì, chính qua việc nghiên cứu cái đặc thù, chúng ta mới thấy khả năng đồng hóa cái ảnh hưởng từ bên ngoài như thế nào. Nghiên cứu cái ảnh hưởng cũng cần phải hướng đến góc độ của cái bị ảnh hưởng, phải xuất phát từ yêu cấu thực tế thì mới thấy hết được giá trị dân tộc đặc thù của cái bị ảnh hưởng.

2.1.1.2.2. Các hiện tượng tương đồng

Công bằng mà nói, văn học so sánh chỉ có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng cách tự vươn lên, tự vượt lên những định kiến cũ để tìm đến những chân trời mới. Và, chính vì thế, nó đã tìm đến một đối tượng khác, mới hơn và có ích hơn cho khoa nghiên cứu văn học: nghiên cứu những điểm tương đồng ngoài quan hệ trực tiếp.

Đây là sự mở rộng đối tượng nghiên cứu để giúp cho văn học so sánh thoát khỏi khủng hoảng vào những năm 50 của thế kỷ XX. Và, mãi đến những năm 60 thì nó mới được xem là thuộc phạm vi của văn học so sánh. Với quan điểm này, văn học so sánh chú ý đến các hiện tượng giống nhau giữa các nền văn học có sự cách xa nhau về mặt điều kiện địa lý, không có quan hệ tiếp xúc trực tiếp, nhưng về cơ bản có sự giống nhau về điều kiện lịch sử - xã hội. Nhiều người cho rằng nó thuộc phạm vi của văn học sử thế giới vì không có bất cứ một mối tiếp xúc trực tiếp nào giữa các hiện tượng văn học. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa hai bộ môn, văn học sử thế giới chú ý tới những hiện tượng văn học có ý nghĩa thế giới, còn văn học so sánh chú ý tới cả những ý nghĩa đặc thù dân tộc trong các mối tương quan so sánh tương đồng.

Các công trình nghiên cứu hiện tượng tương đồng đã cho chúng ta thấy có hai loại hiện tượng tương đồng: Tương đồng lịch sử, bao gồm tương đồng cùng thời và tương đồng kế tiếp; tương đồng phi lịch sử.

Tương đồng lịch sử là loại tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như các trào lưu thời Phục Hưng, cổ điển, Ánh Sáng, lãng mạn,…Còn tương đồng phi lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về thời gian và không gian. Chính nhờ nghiên cứu sự tương đồng phi lịch sử này đã cung cấp tư liệu cho các nhà lý luận văn học để hoc rút ra những điều xác đáng về quy luật phát triển chung của văn học. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học cũng cung cấp nhiều tư liệu bổ ích cho các nhà viết sử văn học dân tộc hoặc lý luận văn học.

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 35 -35 )

×