Bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng)

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 52 - 56)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

3.2.3.Bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng)

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.3.Bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng)

望月 獄中無酒亦無花 對此良宵奈若何 人向窗前看明月

月從窗隙看詩家

Dịch âm Hán - Việt:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Nam Trân dịch)

Hoài Thanh đã từng nhận xét “thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác là một nhà thơ yêu thiên nhiên, luôn đắm say bởi những cảnh sắc đẹp, và ánh trăng là một trong những vật thể biểu hiện cho vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên. Từ xưa, trong kho tàng văn hóa văn học của dân tộc, hình ảnh ánh trăng luôn đậm nét. Ví như trong ca dao dân ca, ánh trăng cũng xuất hiện tràn ngập. Đó là ánh trăng thề nguyền của đôi trai gái yêu nhau:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Cũng có thể là ánh trăng của những hình ảnh đẹp buổi mới yêu, mới quen nhau:

Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn rất rất nhiều ý nghĩa của ánh trăng trong ca dao dân ca ta. Và, Bác Hồ là một nhà thơ, một vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc, thơ Bác luôn luôn có sự kế thừa tinh hoa văn học của dân tộc. Hình ảnh ánh trăng từ lâu đã tự nhiên trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ của Bác. Nhất là trong hoàn cảnh lao tù, ánh trăng lại càng có một vị trí lớn trong thơ Bác. Bài thơ Vọng nguyệt chỉ là một trong nhiều bài thơ có xuất hiện ánh trăng trong tập thơ (Dạ lãnh, Tảo giải, Trung thu,…). Bài thơ với một đề tài quen thuộc nhưng lại mới lạ. Nó mới lạ ở hoàn cảnh của người thi nhân trước thiên nhiên, Bác đang ngắm trăng với tư thế của một người tù.

Vọng nguyệt được xem là một bài thơ tuyệt tác về trăng của Bác. Nguyên tác và

cả bản dịch thơ cũng đã được đánh giá cao và được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Và cũng chính vì vậy cho nên ở đây, chúng tôi cũng xin góp một số ý kiến trên cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà nghiên cứu để làm rõ hơn vai trò của bản dịch thơ so với nguyên tác.

Trong bản dịch có xảy ra hiện tượng mất chữ (thêm chữ), thoát nghĩa.

* Hiện tượng dịch mất chữ (thêm chữ)

Ở câu thứ hai của bài thơ, chúng ta dễ dàng nhận ra sự thiếu sót khi bản dịch chưa thể hiện hết ý nghĩa của câu nguyên tác:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?

Dịch thơ:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Rõ ràng, bản dịch đã làm mất đi hai chữ nhược hà (若 何) và vậy là làm mất đi

ý nghi vấn trong nguyên tác. Theo Lê Trí Viễn thì câu thơ này có ý hỏi hay than đều có nghĩa [7; tr.403]. Nó diễn tả một ý tứ băn khoăn, xao xuyến, nhà thơ như muốn tran hòa, quyện chặt vào cảnh đẹp của thiên nhiên: trước cảnh đẹp như thế biết làm thế nào? Dịch mất chữ là dẫn đến mất đi một ý hết sức thơ, hết sức tinh tế của câu thơ này. Cần có một sự liên hệ với câu thơ đầu để hiểu được câu thơ thứ hai này. Ở câu đầu:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, theo lệ thường trong thơ xưa, có trăng ắt có rượu, nói

đến trăng, rượu thì phải nói đến hoa [6; tr.190]:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bẻ cảnh

(Nguyễn Trãi – Ngôn chí bài số 10)

Nhưng thực cảnh thì ngược lại, trăng có đây rồi nhưng rượu và hoa thì lại không, chẳng lẽ đành đứng nhìn ánh trăng đẹp đêm nay trôi qua trong lặng lẽ. Vậy nên mới có câu thơ: Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? Có như thế mới thấy hết một tâm hồn thi sĩ luôn rộng mở với thiên nhiên dù trong cảnh đề lao, đó là một nhân cách đáng trân trọng.

Trường hợp chưa thỏa đáng thứ hai là ở câu cuối:

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Bản dịch đã làm mất đi chữ tòng (從) và thêm vào chữ nhòm. Giữa nhà thơ và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ánh trăng có một mối giao cảm đặc biệt, như đã nói trong cảnh tù đày ánh trăng là người bạn đồng hành của Bác. Với Bác, người ngắm trăng thì trăng cũng ngắm lại người, có một sự cân bằng, bình đẳng trong mối quan hệ giữa người - thiên nhiên. Cho nên mất đi chữ tòng là mất đi phần ý vị đó. Và lại thêm vào từ nhòm lại càng như hạ thấp vị trí của ánh trăng, đó là một hành động nghe có vẻ không hay, nhòm thường được dùng với nghĩa không tốt, không minh bạch. Rõ ràng với cách thay đổi như vậy trong bản dịch sẽ làm mất đi nhiều phần ý nghĩa câu thơ. Nếu ta xét câu thơ với câu trên thì rõ ràng từ chỗ dịch mất chữ (thêm chữ) trên sẽ làm ảnh hưởng đến cả một cặp thơ. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau - hiện tượng dịch thoát nghĩa.

* Hiện tượng dịch thoát nghĩa

Trước hết chúng ta cùng xét lại cấu trúc hai câu thơ cuối:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Dịch thơ:

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Hai câu thơ được đặt song song nhau, có sự đối ứng với nhau về hình ảnh và ý tứ. Trong đó người - trăng lần lượt thay nhau làm chủ thể và khách thể. Cấu trúc sẽ là: chủ thể - hành động - khách thể. Ở nguyên tác có sự đăng đối giữa: Nhân - Trăng, Khán minh nguyệt - khán thi gia. Ở bản dịch đã có sự đảo lại cũng rất hợp lý, đảm bảo cơ bản về tứ thơ nhưng còn về phần ý thì chưa được lắm, cấu trúc đối trên câu chữ thì đã mất đi. Ở ý này, rõ ràng tác giả muốn nhấn mạnh sự bình đẳng giữa con người và thiên nhiên, cho nên phép đối chặt chẽ ở cấu trúc hai câu thơ có một tác dụng không nhỏ.

Thêm vào đó, như đã nói ở trên vấn đề ở chữ tòng và chữ nhòm đã làm cho câu thơ mất đi tinh thần ban đầu của nó. Chữ tòng, theo từ điển Hán Việt – Đào Duy Anh [1; tr.714] thì có nghĩa là theo sau, là người (vật, việc gì đó) phụ sau. Mất đi chữ tòng dẫn đến mất đi ý nghĩa giao hòa giữa trăng và người. Ánh trăng giờ đây không còn là một vật thể đơn thuần mà đã trở thành một người bạn gần gũi, thân thiết, chia sẻ với con người. Và việc đặt từ nhòm vào thì lại càng làm mất đi ý nghĩa ấy.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 52 - 56)