Bài thơ Tảo giải (Giải đi sớm)

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 62)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

3.2.7.Bài thơ Tảo giải (Giải đi sớm)

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.7.Bài thơ Tảo giải (Giải đi sớm)

Ngục trung nhật ký là một tập thơ ghi lại hiện thực cuộc sống trong qúa trình bị

bắt giữ của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc. Quá trình ấy đầy gian khổ với việc Bác bị áp giải qua mười ba huyện và mười tám nhà giam ở Tình Quảng Tây. Theo thống kê có đến 35 bài thơ lấy cảm hứng từ những sự kiện trên hành trình bị giải [7; tr.535]. Tảo Giải là bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc chuyển lao từ Long An đến Đồng Chính trong một đêm cuối tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1942). Tên gọi bài thơ là Tảo giải . Điều này cho chúng ta thông tin về thời gian Bác bị áp giải là rất sớm. Hiểu được một số điểm về hoàn cảnh cũng như thời gian của bài thơ sẽ giúp chúng ta có thêm cứ liệu để lí giải bài thơ này.

Tảo giải có hai bài:

群星擁月上秋山 征人已在征途上 迎面秋風陣陣寒 東方白色已成紅 幽暗殘餘早一空 暖氣包羅全宇宙 行人詩興忽加濃 Dịch âm Hán - Việt: I Nhất thứ kê đề dạ vị lan,

Quần tinh ủng nguyệt hướng thu san; Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn.

II

Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, U ám tàn dư tảo nhất không;

Noãn khí bao la toàn vũ trụ, Hành nhân thi hứng hốt gia nồng!

Dịch thơ:

I

Gà gáy một lần đêm chửa tan,

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.

II

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.

Ở hai bài có xảy ra hiện tượng dịch mất chữ và thoát nghĩa.

* Hiện tượng dịch thoát nghĩa

Ở bài thứ nhất, câu một miêu tả không gian của một đêm áp giải, gợi cho chúng ta cảnh tăm tối, vắng lặng. Nhưng đến câu thơ thứ hai:

Quần tinh ủng nguyệt hướng thu san

Dịch thơ:

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn

Câu thơ có mạch cảm xúc mạnh mẽ, gợi ra sự khỏe khoắn, khoáng đạt dưới con mắt của một người tù, một thi nhân. Thơ của Bác thường như vậy, mạch thơ thường xoay chuyển bất ngờ. Trong nguyên tác có một chữ ủng (擁) có nghĩa là ôm, họp lại, đi theo, bảo hộ,…Có bản dịch là đưa nghe có vẻ chưa đạt, vì đưa thì không có nhiều sắc thái biểu cảm như ủng ở nguyên tác. Nam Trân dịch là nâng thì tạm ổn hơn, nhưng trong nguyên tác thì là hướng thu san (lên đỉnh núi mùa thu) ở đây dịch là vượt lên ngàn. Rõ ràng câu thơ ở nguyên tác ý vị hơn rất hợp với từ ủng.

Ở bài thứ hai, hai câu đầu:

Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, U ám tàn dư tảo nhất không

Dịch thơ:

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không

Nếu trong bài thơ thứ nhất thiên nhiên có phần tối tăm thì trong bài thứ hai thiên nhiên bừng lên một sức sống tươi mới, đầy hơi ấm. Ở nguyên tác Bác đã dùng cụm dĩ thành hồng và tảo nhất không để chỉ một sự vận động mạnh mẽ, nhanh chóng

của vũ trụ. Trong chốc lát màu hồng thay thế cho màn đêm tối, cả đất trời như bừng sáng lên, mang lại hơi ấm cho vạn vật. Vậy nên mới có câu tiếp theo:

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ

Mạch thơ rất logic. Thế nhưng ở bản dịch thơ, ý dĩ thành được dịch là chuyển sang, ý thơ bất ngờ, nhanh chóng của sự thay đổi của vũ trụ như đã nói đã mất đi. Bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dịch ở ý chuyển sang hồng chưa chuyển hết ý tứ ở nguyên tác và sẽ làm câu thơ mất cân đối với ý thơ tảo nhất không (sớm sạch không) ở dưới, và cũng không hợp với logic câu cuối: Hơi ấm bao la trùm vũ trụ.

Hai câu thơ thứ hai trong bài thứ nhất:

Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn

Dịch thơ:

Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn

Hai từ chinh trong thơ tạo ra nhịp điệu dứt khoát. Chúng ta không còn nhận ra một người tù đang bị áp giải mà là hình ảnh một người đi trên đường với sự chủ động,ý thức trước được cuộc đi. Kết hợp với hai chữ trận trận ở câu cuối càng làm cho âm hưởng câu thơ mang vẻ trầm hùng. Dường như mọi khó khăn trên đường đi đối với người tù này đều được đón nhận một cách hiên ngang. Bản dịch dịch là rát mặt mất đi chữ nghênh (迎) trong nguyên tác, rõ ràng phần nào làm mất đi tư thế của Người như

đã nói. Có người lại cho rằng nếu giữ nguyên chữ nghênh trong nguyên tác thì trong bản dịch tiếng Việt chữ nghênh lại không hợp với phong cách của Bác, nếu hiểu chữ

nghênh theo nghĩa là ngẩng đầu lên, thách thức trận gió hàn. Chúng ta nên dựa vào câu

chữ trong nguyên tác và cả phong cách của Bác mà hiểu câu thơ này cho thật đúng. Đối với câu thơ này có thể hiểu là đối mặt với trận trận gió thu, vừa giữ được tư thế không khuất phục trước hoàn cảnh của Người, vừa thể hiện một thái độ không cao ngạo, kín đáo những vẫn đầy sức mạnh.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 62)