Bài thơ Phân thủy (Chia nước) 分水

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 56 - 58)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.4. Bài thơ Phân thủy (Chia nước) 分水

分水 每人分得水半盆 洗面烹茶各隨便 誰要洗面勿烹茶 誰要烹茶勿洗面 Dịch thơ Hán - Việt:

Mỗi nhân phân đắc thủy bán bồn, Tẩy diện, phanh trà các tùy tiện; Thùy yếu tẩy diện, vật phanh trà, Thùy yếu phanh trà, vật tẩy diện.

Dịch thơ:

Mỗi người phần nước vừa lưng chậu, Rửa mặt đun trà tự ý ta;

Ai muốn đun trà, đừng rửa mặt, Ai cần rửa mặt, chớ đun trà.

(Nam Trân – Trần Đắc Thọ dịch)

Đây là một bài thơ mang đậm chất tự sự, kể về sự việc được chia nước trong nhà tù. Theo Lê Trí Viễn thì đây là một bài thơ “tự sự tinh ròng, tươi rói chất sống. không bình luận cảm tưởng gì cả” [10; tr.149]. Trước hết ta thấy ở bài thơ này Bác kể

sự việc ấy bằng một thái độ dửng dưng, pha chút đùa cợt, có lẽ đó là lí do dẫn đến nhận định trên của Lê Trí Viễn. Nhưng dù là có “cảm tưởng” hay không “cảm tưởng” thì bài thơ cũng tự nhiên gây cho người đọc một cảm giác đầu tiên là tức cười và sau đó là bực bội, bực bội vì cái sự khắc nghiệt của chốn lao tù, nó vô lí quá đỗi. Lại càng thương hơn, quí trọng hơn sự khó nhọc của Bác trong những ngày tháng đó. Từ đó mới thấm thía ý vị kín đáo ở từng chữ của Bác trong bài thơ này.

Bài thơ này có xảy ra hiện tượng dịch mất chữ, thoát nghĩa

* Hiện tượng dịch mất chữ

Ở tù vốn chẳng phải là “công việc” yêu thích của bất cứ ai, huống chi Bác chúng ta đang là trụ cột của nước nhà, đang gánh trên vai trọng trách đại sự nghiệp.

Tẩy diện, phanh trà các tùy tiện

Dịch thơ:

Mỗi người phần nước vừa lưng chậu, Rửa mặt đun trà tự ý ta

Bản dịch thơ đã làm mất đi chữ phân có nghĩa là chia, một chữ phân mà gợi lên được sự bức bách của chốn lao tù. Nước là được phân phát cho mỗi người bán bồn, chỉ nửa chậu mà dùng cho sinh hoạt cả một ngày. Dịch là Mỗi người phần nước vừa lưng

chậu, chữ phần nước gợi ra một cái gì giống như là được nhận quyền lợi, không giống

như tinh thần nguyên tác. Ở một bản dịch khác trước đó, dịch là:

Mỗi người nửa chậu nước nhà pha

thêm vào chữ pha thành nhà pha (nhà tù) thì càng làm mất đi ý tứ của từ phân ở nguyên tác mà bản dịch đã bỏ qua. Bởi hai chữ nhà pha thì có vẻ nghiêng về chữ

nghĩa, ở đây chỉ đơn thuần là nước mà thôi [6; tr.194].

* Hiện tượng dịch thoát nghĩa

Hai câu đầu của bài thơ nghe tưởng chừng như chuyện nhẹ nhàng, không có gì quan trọng cả nhưng đến hai câu cuối:

Thùy yếu tẩy diện, vật phanh trà, Thùy yếu phanh trà, vật tẩy diện

Dịch thơ:

Ai muốn đun trà, đừng rửa mặt, Ai cần rửa mặt, chớ đun trà

thì ý tứ bài thơ mới lộ ra. Thì ra mỗi người chỉ có nửa chậu nước cho những nhu cầu, hoặc là rửa mặt hoặc là pha trà. Có thể nói bản dịch mới này của Nam Trân và Trần Đắc Thọ là khá sát, gọn và sáng so với nguyên tác. Hình ảnh thơ chân thực tả lại cảnh chia nước không có ý gây cười nhưng bản thân sự việc lại gây cười, gây suy nghĩ cho người đọc. So với bản dịch cũ:

Mỗi người nửa chậu nước nhà pha,, Rửa mặt pha trà tự ý ta;

Muốn để pha trà, đừng rửa mặt, Muốn đem rửa mặt, chớ pha trà.

Câu thơ quá thanh thoát, nhẹ nhàng, rất xa lạ với tinh thần bài thơ. Nhất là ở vần bằng ở câu hai và câu bốn (ta, trà) cộng với từ pha trong nhà pha và hai từ pha

phía sau càng làm cho câu thơ mang vẻ nhẹ nhàng, bình thản. Vốn dĩ sự việc chia nước rất bình thường qua sự miêu tả của Bác nhưng do đâu mà chúng ta vẫn nhận ra sự bực bội kín đáo của Bác ? Chính là nhờ vào cái âm điệu trúc trắc kết hợp với cấu trúc rối rắm. Chính vì vậy mà bản dịch này đã làm mất đi cái hóm hỉnh pha chút bực bội kín đáo của Bác trong bài thơ.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)