* Chữ Hán (漢 字) ở Việt Nam (越南) trước khi văn tự Hán (文 字漢) du nhập:
Trong buổi đầu của xã hội, có thể chúng ta chưa có chữ Viết. Nhưng trải qua một quá trình phát triển lâu dài, cùng với các phương thức kiếm sống, các nhu cầu trao đổi thông tin của con người, có thể chúng ta đã có một hệ thống chữ viết. Hơn nữa, xã hội ta từ thời Văn Lang (文郎) - Âu Lạc (甌貉) đã là một xã hội có tổ chức và có nhiều thành tựu trong sáng tạo văn hoá cả vật chất lẫn tinh thần. Với một xã hội phát triển như vậy, con người thời đó không thể không có nhu cầu sáng tạo chữ viết để truyền thông tin và lưu lại văn hoá.
Mặc dù chúng ta chưa có đủ bằng chứng để thuyết phục bằng thể để ngành khảo cổ học kiểm chứng và công nhận, nhưng với những thành tựu xã hội Văn Lang - Âu Lạc đạt được cùng với sử sách của ta và Trung Hoa, ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng một hệ thống chữ viết của ta đã ra đời dưới dạng thức nào đó. Theo Thánh Tông
di thảo ở thiên Mộng ký có nhắc đến một tờ tâu viết bằng chữ bản địa, hình dạng ngoằn ngoèo nhà vua và quần thần không đọc được, sau có thần báo mộng cho biết đó là thứ chữ cổ của nước Nam, ở miền núi còn có người đọc được. Theo sách Tiền Hán
thư (漢書) Ban Cố - 班固 soạn: vào đời Đào Đường - 陶唐 (khoảng thiên niên kỉ thứ II TCN), có họ Việt Thường ở phương Nam cử sứ bộ vào triều biếu con rùa thần, có lẽ sống đến nghìn năm, trên lưng có khắc chữ hình dạng chữ như con nòng nọc, vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là Quy dịch. Như vậy, cả hai tài liệu trên đều nhắc đến chữ cổ của người Việt với cùng đặc điểm “ngoằn ngoèo như con nòng nọc”.
* Chữ Hán du nhập vào Việt Nam: