Bài thơ Lộ thượng (Trên đường)

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 65 - 67)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

3.2.8.Bài thơ Lộ thượng (Trên đường)

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.8.Bài thơ Lộ thượng (Trên đường)

路上 脛臂雖然被緊綁 滿山鳥語與花香 自由覽賞無人禁 賴此征途減寂涼 Dịch âm Hán - Việt:

Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang, Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương; Tự do lãm thưởng vô nhân cấm, Lại thử chinh đồ giảm tịch lương.

Mặc dù bị chói chân tay,

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng; Vui say, ai cấm ta đừng,

Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

(Nam Trân dịch)

Tự do là một âm hưởng đậm nét trong bài thơ này. Tinh thần ấy chi phối ý tứ bài thơ. Và qua đó nhà thơ cũng muốn khẳng định sự tự do không ai có quyền cấm cản, dù có đang bị giam cầm như Người.

Bài thơ xảy ra hiện tượng dịch mất ngữ.

* Hiện tượng dịch mất ngữ

Về câu nội dung chính của bài thơ thì dịch bài thơ đã dịch sát. Còn về cái thần của bài thơ thì chỉ cần dịch mất đi một ngữ đoạn đã làm mất đi ý nghĩa quan trọng nhất của bài thơ - sự tự do.

Ở câu thơ thứ ba:

Tự do lãm thưởng vô nhân cấm

Dịch thơ:

Vui say, ai cấm ta đừng

Câu thơ này dịch vừa mất ý lại vừa thừa ý. Mất ý tự do lãm thưởng thừa ý vui

say. Nguyên tác là: Tự do lãm thưởng vô nhân cấm nghĩa là tự do thưởng ngoạn, không ai cấm được. Giữa tự do vui say không thể giống nhau được. Trong hoàn

cảnh này, dù người tù có thấy mình tự do đến đâu đi nữa thì dẫu sao vẫn đang bị giam giữ, thêm nữa hoàn cảnh ấy khiến bao dự định, bao kế hoạch của Bác bị ngưng lại thì chưa thể vui say được.

Và trong bài thơ này người tù đang bị áp giải trên đường thì làm sao vui say cho được. Cùng với câu thơ cuối: Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu thì ý tự do thưởng ngoạn là hợp lí. Bản dịch của Huệ Chi:

Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo, Khắp rừng hương ngát với chim kêu; Tự do thưởng ngoạn, ai ngăn được, Cô quạnh đường xa, vợi ít nhiều.

ở bản dịch này câu thứ ba dịch là: Tự do thưởng ngoạn, ai ngăn được thì sát hơn nhưng nhìn lại câu một: Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo, dịch như vậy e có phần thái quá, làm mất đi tư thế của Người.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 65 - 67)