- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?
2.1.1.2.3.Các hiện tượng khác biệt độc lập
2.1.3. Vị trí của văn học so sánh trong bối cảnh khoa học và văn hóa ngày nay
ngày nay
giữa các dân tộc đã trở thành một hiện tượng có tính chất toàn cầu, nhất là trong tình hình hiện nay sự giao lưu ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn. Văn học so sánh, do đó, ngày càng trở nên cần thiết vì nó giúp cho toàn nhân loại hiểu biết chính mình và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy tiến trình giao lưu phát triển nhanh và ngày càng khắng khít giữa các nền văn học dân tộc. Văn học so sánh đã trở thành một trào lưu thế giới.
Trên phạm vi thế giới, Văn học so sánh đang ở giai đọan phát triển mạnh và trưởng thành. Văn học so sánh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học trên toàn thế giới. Có trên 37 nước đã thành lập Khoa văn học so sánh hoặc thành lập viện nghiên cứu văn học so sánh. Dù đã ra đời hơn 100 năm, song văn học so sánh vẫn còn sức hấp dẫn mãnh liệt. Nhưng dường như sự phổ biến của nó ở phương Tây vẫn rộng rãi hơn ở phương Đông.
Vào năm 1954, Hiệp hội Văn học so sánh quốc tế được thành lập, đến nay đã có trên 4500 thành viên, trở thành một trong những hiệp hội nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc tế lớn nhất. Điều đó càng khẳng định thêm sự hấp dẫn và tầm quan trọng của bộ môn Văn học so sánh. Nhất là từ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật biên chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, văn học so sánh đã có một bước ngoặt cách mạng trong tiến trình phát triển của mình về mặt phương hướng, phương pháp luận.
Ở phạm vi Việt Nam, trước kia, bộ môn văn học so sánh chưa có dịp hình thành và phát triển như là một bộ môn nghiên cứu văn học chính thức. Mặc dù vậy, văn học Việt Nam lại có nhiều thuận lợi và tiềm năng cũng như nguồn đề tài để văn học so sánh phát triển. Có thể so sánh văn học Trung đại Việt Nam với văn học cổ Trung Quốc, so sánh văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX với văn học Pháp, văn học cách mạng Việt Nam với Văn học xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ…Có thể nói văn học Việt Nam chịu rất nhiều nguồn ảnh hưởng nhưng lại rất đậm đà bản sắc dân tộc, là mảnh đất màu mỡ cho nghiên cứu Văn học so sánh [17; tr.6].
Ở Việt Nam, văn học so sánh khẳng định vị trí của mình hơi muộn. Bước đầu khởi động là hội nghị chuyên đề về Văn học so sánh được tổ chức vào năm 1972 tại Đại học Sư Phạm Hà Nội, với báo cáo chính của giáo sư Nguyễn Đức Nam. Từ đó, ngành văn học so sánh bắt đầu được chú ý và liên tục phát triển cho đến nay. Đã có một số chuyên luận giới thiệu lý thuyết và các công trình nghiên cứu cụ thể về văn học so sánh xuất hiện trên các báo, nhất là Tạp chí văn học.
Hiện nay, ở Việt Nam bộ môn văn học so sánh đã được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành văn học. Dựa vào điều này ta cũng thấy được tầm quan trọng của bộ môn này trong công tác nghiên cứu văn học. Song bộ môn này chỉ mới phát triển mạnh về mặt lý thuyết. Văn học so sánh Việt Nam cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu về những hiện tượng văn học cụ thể. Điều đó mới là thiết thực nhất cho việc khẳng định vị trí của bộ môn này ở Việt Nam.