- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?
Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG
3.2.11. Bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
thi”) 看千家詩有感 古詩偏愛天然美 山水煙花雪月風 現代詩中應有鐵 詩家也要會衝鋒 Dịch âm Hán - Việt:
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong; Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch thơ:
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết,núi, sông; Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Nam Trân dịch)
Ngày 10 - 12 - 1951, Bác Hồ đã viết một bức thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa. Trong thư, Bác nhấn mạnh đến nhiệm vụ, lập trường, tư tưởng, sáng tác không những cho riêng giới mỹ thuật mà cho giới văn học - nghệ thuật nói chung, trong đó có đoạn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy”; “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh”. Bức thư ấy khẳng định rằng Bác - một lãnh tụ của dân tộc và cũng
là một thi nhân, hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ mà văn học phải có. Khi mà đất nước còn đầy bong ngoại xâm, dân mình còn rên xiết trong lầm than, ngọn lửa cách mạng đang
bùng nổ, thì thơ ca không thể đứng ngoài cuộc. Người nghệ sỹ phải biết đem tài năng của mình mà phụng sự đất nước. Và, Trong tập Nhật ký trong tù người đã một lần nữa khẳng định điều đó, dù ngay từ đầu Người cũng từ chối không nhận mình là một nhà thơ và không ham làm thơ: Lão phu nguyên bất ái ngâm thi.
Bác của chúng ta là thế, Người yêu thơ và cũng mong thơ ca có thể phục vụ cho đất nước. Chính vì vậy dù người có kêu gọi:
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
đến đâu đi chăng nữa thì cũng không có chuyện Người đi phê phán, công kích thơ xưa như một số ý kiến. Bác khẳng định là thơ nay nên có thép chứ không khề phủ nhận thơ viết về thiên nhiên. Bởi có một nhà thơ nào mà không rung động trước một đóa hoa đẹp, một đêm trăng đẹp, một cảnh chiều thu đượm buồn.
Vấn đề để có nhũng ý kiến thiên lệch như vậy về bài thơ này của Bác là do bản dịch thơ đã xảy ra hiện tượng dịch mất chữ
* Hiện tượng dịch mất chữ
Ở câu thứ nhất trong bài thơ:
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
Dịch thơ:
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Như vậy rõ ràng bản dịch đã dịch mất đi chữ thiên trong thiên ái. Tức là nguyên tác vốn là chỉ thơ xưa nghiêng về yêu thích thiên nhiên một cách thiên lệch. Không có nghĩa là hoàn toàn không có những thứ khác trong thơ xưa. Mặc dù trong bản dịch của Nam Trân dịch là thường chuộng nhưng vẫn chưa toát lên được ý của thiên ái. Bản
dịch của Quách Tấn là: Thơ xưa yêu đẹp thiên nhiên hay có bản dịch dịch là thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp thì càng làm mất đi ý nghĩa thật sự của câu thơ. Điều này đã