PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 74 - 76)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

PHẦN KẾT LUẬN

Có một câu hỏi đặt ra: Vì sao trải qua mấy mươi năm, với bao thăng trầm của lịch sử văn hóa - văn học, giới nghiên cứu vẫn không thôi ngơi nghỉ việc tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề xoay quanh tác phẩm Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh ? Vì đâu mà tác phẩm này có một sức hút lớn như vậy ? Nhìn lại vấn đề, chúng ta nhận thấy rằng, trước tiên là do vị trí, chỗ đứng của tác giả của tập thơ này trong lòng độc giả. Người luôn là một tấm gương sáng, là mục tiêu phấn đấu của con cháu dân tộc ta. Kế nữa, có lẽ phải kể đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hoàn cảnh đặc biệt ấy đã kéo theo sau rất nhiều vấn đề, là mảnh đất màu mỡ cho những công trình nghiên cứu sau này. Nhất là trong điều kiện chiến tranh, để bảo quản tốt tác phẩm đã là một điều rất khó, cộng thêm sự bào mòn của thời gian thì việc làm ấy lại càng khó khăn hơn gấp bội. Hơn nữa, chính tác giả của tập thơ này cũng chỉ xem đây là một tập nhật ký bằng thơ. Điều này làm cho quá trình đưa ra bản dịch hoàn chỉnh cũng như để hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa của tác phẩm đã gặp rất nhiều khó khăn như trong thời gian qua chúng ta đã thấy. Nói một chút về điều này để thấy rằng công việc dịch thuật của các dịch giả đối với tác phẩm này là một quá trình lâu dài, cần có sự đầu tư kỹ lưỡng và một cái tâm tận tụy, dốc lòng vì một tác phẩm mới có thể làm được. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa lớn đối với văn học dân tộc ta. Nó giúp cho con cháu Việt Nam sau này hiểu được công lao to lớn của những người đi trước, những người đã trực tiếp đem sức lực của mình cống hiến cho độc lập của dân tộc, và đóng góp của những con người vĩ đại như Bác kính yêu của chúng ta sẽ mãi mãi được con chúng ta - thế hệ sau ghi khắc và biết ơn.

Có thể nói, các công trình của các tác giả trong việc đi đến lí giải, tìm hiểu tác phẩm là những nguồn tài liệu quý báu mà chúng tôi có được để thực hiện công trình này. Trong phạm vi so sánh nguyên tác và bản dịch thơ của các dịch giả một số bài thơ trong tập thơ, đề tài của chúng tôi đề cập đến hai vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất là vị trí quan trọng của tác phẩm Nhật ký trong tù trong một cách hiểu với nhiều góc độ, nhiều suy ngẫm và khách quan hơn. Vị trí của tác phẩm dẫu có lớn đến đâu chúng ta cũng không được phép có cái nhìn thiếu khách quan, phiến diện một chiều. Điều ấy, chẳng những không mang lại những nhận định đúng mà còn làm sai

mang tính chất phi nghĩa, đã có những việc làm vô lý đối với Bác, với nước ta. Nhưng ở đây, trong tập này Hồ Chí Minh không nặng về tố cáo. Có những sai sót thuộc về yếu tố khách quan nhưng cũng có những sai sót do thành kiến đã từ lâu ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người. Về mặt từ ngữ, việc hiểu sai như vậy sẽ dẫn đến có nhiều sai sót trong quá trình dịch tác phẩm. Và, chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận nó để có hướng giải quyết tốt hơn. Trong tác phẩm này, Người thể hiện một ý chí, một tinh thần sắt đá trước khó khăn, gian khổ nơi chốn lao tù và cũng dạt dào những cảm xúc rất người, rất đẹp đẽ của một tâm hồn nghệ sỹ trước thiên nhiên và con người. Điều đáng chú ý nhất trong những vần thơ ấy không phải là cái gì đó quá nặng nề, quá gào thét mà nó chỉ là những cảm xúc của một vị lãnh tụ hết lòng không chỉ với con dân dân tộc mình, một tấm lòng bao dung trước nhân loại.

Thứ hai, công trình này thực hiện với tinh thần đóng góp cách hiểu hoàn chỉnh hơn về những vấn đề của tác phẩm thông qua việc so sánh nguyên tác và bản dịch thơ của các dịch giả. Và chúng tôi luôn luôn tâm niệm rằng, việc làm của các dịch giả phải được tôn trọng và tôn vinh. Bởi họ là những người đi tiên phong trong việc đưa độc giả đến gần hơn với tác phẩm này. Trong quá trình những dịch giả thực hiện công việc của mình, họ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Về bản chất thì dịch thuật khó có thể hoàn hảo ở mức 100 phần trăm được. Những cố gắng của họ phải được ghi nhận để họ ngày một hoàn thiện bản thân hơn với những công trình ngày càng có chất lượng.

Như đã nói, dich thuật chưa bao giờ là một việc làm dễ dàng. Và, việc khảo sát, so sánh giữa nguyên tác chữ Hán và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập thơ lại càng cần nhiều công sức hơn. Những sai sót dù là nhỏ nhặt khi đưa ra những nhận định cũng là một điều cần phải tránh, bởi chúng tôi hiểu rằng, không thể phủ nhận công sức của những người làm công tác dịch thuật và càng không thể chấp nhận việc làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn với những sự cẩu thả của mình. Dù vậy, chúng tôi cũng khó có thể tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện công trình. Với mong muốn đi đến việc hiểu thấu đáo hơn tác phẩm cũng như giúp cho những người ở hiện tại thấu hiểu hơn vị trí của tác phẩm trong nền văn học nước nhà, chúng tôi rất mong nhận được những sự đồng thuận, sẻ chia cũng như những góp ý chân tình của đông đảo bạn đọc và những người làm công tác nghiên cứu, để công trình này góp một phần nhỏ bé vào dòng chảy của phong trào nghiên cứu tác phẩm Nhật ký trong tù ở nước ta.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 74 - 76)