Bài thơ Nạn hữu xuy địch (Người bạn tù thổi sáo)

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 50)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.2.2. Bài thơ Nạn hữu xuy địch (Người bạn tù thổi sáo)

難友吹笛 獄中忽聽思鄉曲 聲轉淒涼調轉愁 千里關河無限感 閨人更上一層樓 Dịch âm Hán - Việt:

Ngục trung hốt thính tư hương khúc Thanh chuyển thê lương, điệu chuyển sầu. Thiên lý quan hà vô hạn cảm,

Dịch thơ:

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

(Nam Trân dịch)

Nhật ký trong tù là một tập nhật ký viết bằng thơ, bởi thế phần lớn các bài thơ

thuộc loại tứ tuyệt tự sự. Tuy vậy, Nhật ký trong tù còn bao gồm khá nhiều bài tứ tuyệt trữ tình. Các bài thơ thuộc loại tứ tuyệt trữ tình là những bài thơ có hình tượng trực tiếp là nhân vật trữ tình, nhà thơ bày tỏ thái độ yêu ghét, buồn vui, mừng giận. Nó man mác một tâm trạng của thi nhân, cảm xúc, sự việc thường được gợi chứ không tả. Bài thơ Nạn hữu xuy địch là một bài thơ thuộc loại đó.

Bài thơ này có xảy ra hiện tượng dịch mất chữ (thêm chữ).

* Hiện tượng mất chữ (thêm chữ)

Bài thơ bắt đầu bằng từ hành động nghe:

Ngục trung hốt thính tư hương khúc

Trong ngục bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương. Tiếng sáo cất lên là khúc nhạc nhớ quê hương - tư hương khúc, đó là tiếng sáo của người tù làm xúc động tâm hồn người bạn tù, chính là tác giả bài thơ. Chính vì vậy, chỉ có thể hiểu là tiếng sáo réo rắt, du dương trực tiếp đến tai người nghe, chứ không thể là vi vu như bản dịch [6;

tr.174]. Rõ ràng vi vu đặt vào đây không phù hợp và làm mất đi ba chữ tư hương khúc

(思 鄉 曲). Tư hương khúc là khúc nhạc nhớ quê hương, câu thơ với ba từ đó đã gợi

chứ không tả. Nhà thơ không miêu tả tiếng sáo vi vu, nếu đặt thêm hai từ vi vu vào thì không đúng với tinh thần bài thơ.

Đến câu thơ thứ hai:

Thanh chuyển thê lương, điệu chuyển sầu.

Sau chi tiết vẳng lên khúc hát nhớ quê ở câu đầu, thì đến câu hai tiếng sáo đang chuyển âm và cả điệu. Ở cả hai bản dịch của Nam Trân và Huệ Chi:

Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu

(Nam Trân dịch)

Âm chuyển sầu thương điệu tái tê

đều bỏ mất một chữ chuyển (轉 ). Hai chất liệu của âm nhạc là thanh và điệu. Hai chất liệu ấy là phương tiện để diễn tả tâm trạng, phản ánh cuộc sống. Trong bản dịch đã đánh mất một từ chuyển, tức là làm mất đi một phần tâm trạng của tác giả.

Thanh chuyển thê lương, điệu chuyển sầu là muốn diễn tả sự luẩn quẩn của tâm trạng, chuyển rồi lại chuyển mà vẫn không thoát khỏi nỗi thê lương, sầu tê tái. Mất đi một chữ là mất đi tâm trạng đồng cảm của Bác với người bạn tù, hai con người nhưng mang cùng nỗi bất hạnh, hai kẻ tri âm. Dường như cảm xúc đã được cộng hưởng giữa hai con người thông qua hai chữ chuyển - chuyển [7; tr.92].

Ở câu thơ cuối, sau khi khúc nhạc nhớ quê làm man mác nỗi lòng của người nơi tù đày, thì cũng trải qua ngàn núi sông và làm cho ai đó ở chốn xa xôi cũng cảm cảnh thật là vô hạn, cho nên:

Khuê nhân cánh thướng nhất tầng lâu

Sự đồng cảm là cội nguồn của câu thơ giàu hình ảnh này. Thông qua trí tưởng tượng của nhà thơ, hình ảnh của người thiếu phụ hiện lên với hành động cánh thượng

nhất tầng lâu (bước lên thêm một tầng lầu). Người dịch đã thêm ba chữ ngóng trông nhau nhưng lại làm mất đi hai chữ khuê nhân so với nguyên tác. Rõ ràng câu thơ Lên lầu ai đó ngóng trông nhau đã không thể hiện hết ý tứ của tác giả [7; tr.395]. Trước hết khi thêm vào ba chữ ngóng trông nhau làm cho câu thơ trở nên quá trực diện trong diễn tả cảm xúc, trong khi cả bài thơ tác giả đều chủ trương gợi mà không tả. Làm như thế vừa không tạo ra sự liên mạch trong cách thể hiện giữa các câu thơ mà còn làm cho câu thơ thiếu ý nhị. Câu thơ nguyên tác chỉ diễn tả hành động của nỗi nhớ - cánh thướng nhất tầng lâu nhưng đã thể hiện đầy đủ nỗi nhớ. Nhà thơ thấu hiểu nỗi nhớ này

sâu, nặng lắm. Phải đồng cảm đến cao độ với người thiếu phụ và người bạn tù của mình, Bác mới có thể tưởng tượng ra cảnh tượng ấy. Điều này thể hiện một tấm lòng nhân ái bao la của Bác, lúc nào cũng đặt lòng mình vào lòng người để mà cảm thông cho họ.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)