0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Vài nét về việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tập thơ Nhật ký trong tù

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 31 -32 )

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

1.3.2. Vài nét về việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tập thơ Nhật ký trong tù

1.3.1. Vị trí của tập thơ Nhật ký trong tù

Nhật ký trong tù (獄中日記) là một tập thơ của Hồ Chí Minh, viết từ ngày 29

tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943, trong thời gian ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi khắp 18 nhà giam ở 13 huyện tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong gồm 134 bài thơ chữ Hán (tính cả bài thơ không có tựa được xem là bài thơ đề từ của tập thơ) và một số ghi chép. Tập thơ được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ.

1.3.2. Vài nét về việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tập thơ Nhật ký trong tù

thơ Nhật ký trong tù

Tác phẩm Nhật ký trong tù đã được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật…

Nhật ký trong tù đã được một số nhà phê bình đánh giá cao. Theo BBC, không

chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc - quê hương của thơ chữ Hán - như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.

Xuân Diệu có viết: “Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ

hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó...Người xưa nói: ‘Đối diện đàm tâm’ nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau...Cái hay vô song của tập thơ là chất

người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê Nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường...”

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 31 -32 )

×