- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?
Chương 2: LÝ THUYẾT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ VẤN ĐỀ DỊCH THƠ CHỮ HÁN
VẤN ĐỀ DỊCH THƠ CHỮ HÁN
2.1. Một số lý thuyết về văn học so sánh
2.1.1. Mục đích và đối tượng của văn học so sánh 2.1.1.1. Mục đích 2.1.1.1. Mục đích
Mọi quan điểm về một vấn đề trước hết phải tuân theo những mục đích nhất định. Văn học so sánh là một bộ môn khá cân bằng trong nội hàm vấn đề, nó đề cập trọn vẹn đến một cặp phạm trù: cái chung - cái riêng. Đây là một cặp phạm trù mang tính biện chứng và nó được biểu hiện bằng cặp phạm trù cụ thể hơn, đó là cặp phạm trù cái quốc tế - cái dân tộc.
Như vậy, mục đích của cơ bản văn học so sánh được thể hiện từ cặp phạm trù cái quốc tế - cái dân tộc là xác định tính khái quát của văn học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc [5; tr.138].
Ở đây, chúng ta xét một chút đến phạm trù cái chung cái riêng trong triết học. Theo quan điểm triết học thì cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù. Nghĩa là cái riêng bao giờ cũng có một bộ phận nằm trong cái chung và một bộ phận đặc thù của riêng nó. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là ta phải thấy được sự chuyển hóa lẫn nhau giữa cái đặc thù và cái chung.
Trong văn học so sánh cũng vậy, phân biệt được cái đặc thù và cái chung giữa các nền văn học dân tộc chưa phải là tất cả. Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc làm ấy thì sẽ rơi vào quan điểm phiến diện, cứng nhắc, siêu hình. Điều mấu chốt là chúng ta phải phát hiện ra sự vận động của cái đặc thù này trong cái đặc thù khác, từ đó dẫn đến những xu hướng chung. Quan niệm như vậy chúng ta sẽ thấy cái dân tộc không phải là các yếu tố bất biến, phi lịch sử; và cái chung của thế giới cũng không phải là cái ngoại lai, lập dị.
Chúng ta cần tránh quan điểm mà nhiều người mắc phải, khi cho rằng dân tộc đi liền với truyền thống và nhất nhất phải như vậy. Dân tộc không đồng nhất với truyền thống. Tính động của dân tộc sẽ giúp nó tìm ra và đồng hóa những cái phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nó, đào thải cái lỗi thời của bản thân; nhân rộng cái tiến bộ của mình, biến chúng thành cái chung, cái quốc tế. Bên cạnh đó, cặp phạm trù này mang tính chất biện chứng cho nên ta thấy những yếu tố quốc tế khi đã được cái dân
tộc đồng hóa sẽ không còn là yêu tố quốc tế, sẽ biến thành cái dân tộc nhưng là cái dân tộc hiện đại.
2.1.1.2. Đối tượng
Với mục đích đã nêu như vây, văn học so sánh cũng phải có những đối tượng thích hợp để thực hiện mục đích đó. Thời kỳ đầu, văn học so sánh được xem như một bộ môn nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học. Từ thế kỷ XVIII, phong trào khai sáng đại diện cho giai cấp tư sản đã chủ trương phá bỏ rào cản, mở rộng giao lưu ra toàn thế giới. Sang thế kỷ XIX, sự giao lưu văn học cũng trở nên mạnh mẽ. Điều này khiến cho các dân tộc có điều kiện tìm hiểu nền văn học của nhau, kèm theo đó công tác dịch thuật cũng gia tăng và tất nhiên sẽ có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhà văn. Và, lúc này những công trình văn học so sánh đầu tiên ra đời. Ví dụ như công trình Lịch sử ảnh hưởng của nền văn minh Đức đối với Pháp năm
1886 của Siipfle, công trình Heine ở nước Pháp năm 1895 của Bezt,…Bấy giờ, các
nhà nghiên cứu thường tiến hành đối chiếu các văn bản để tìm ra những điểm giống nhau về mặt: tư tưởng, đề tài, hong cách, kỹ thuật xây dựng tác phẩm,…để xác định hiện tượng giao lưu văn hóa một cách thuần túy sự kiện (phương pháp thực chứng). Họ đã bỏ qua yếu tố điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể của nhân tố tiếp nhận sự ảnh hưởng. Bên cạnh đó họ cũng không phân biệt hai đối tượng: hiện tượng bị ảnh hưởng thụ động và hiện tượng vay mượn chủ động.
Những nhà so sánh luận lúc này chưa nhận ra rằng những ảnh hưởng nói trên không phải chỉ đơn thuần là ảnh hưởng giữa các nhà văn, mà mục đích cuối cùng của sự ảnh hưởng ấy là nhằm vào hiệu quả trực tiếp của chúng đối với tác phẩm văn học. Thêm vào đó, sự hình thành của một đề tài, thể loại, loại hình nhiều khi không phải do một nguồn ảnh hưởng duy nhất, mà nó do nhiều điểm phát sinh tạo ra. Những điểm này xuất hiện giống nhau do có những điều kiện lịch sử - xã hội khách quan giống nhau của bản thân các nhà văn ở nền văn học đó. Và, hiển nhiên nó không thể thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu thứ nhất - các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học, mà là thuộc phạm vi nghiên cứu thứ hai - những điểm tương đồng ngoài ảnh hưởng trực tiếp.
Quay lại với đối tượng thứ nhất: các mối quan hệ trực tiếp, ở đây có thể hiểu nó là các mối tiếp xúc trực tiếp. Sau đối tượng đó, như đã nói văn học so sánh mở rộng
phải tìm ra sự khác biệt giữa hai hiện tượng văn học để chứng minh cho một luận điểm lý luận nào đó. Như vậy, tổng thể ta có ba đối tượng của văn học so sánh: